Kon Tum: Kiệt tác nhà thờ gỗ hơn 100 năm tuổi đậm sắc màu Tây Nguyên
Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum ( hay còn gọi là nhà thờ gỗ) là một nhà thờ công giáo nằm trên đường Nguyên Huệ, thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum, do các linh mục người Pháp khởi xướng năm 1913 và được hoàn thành năm 1918.
Thiết kế nhà thờ gỗ Kon Tum nhìn từ trên cao. ( Ảnh: Thành Đạt/ TTXVN)
Các giáo dân đi lễ tại nhà thờ gỗ Kon Tum. ( Ảnh: Thành Đạt/ TTXVN)
Nhà thờ gỗ Kon Tum nổi bật giữa cái nắng Tây Nguyên.(Ảnh: Thành Đạt/ TTXVN)
Thánh đường có nhiều khung cửa kính màu vẽ các điển tích trong kinh thánh, có tác dụng lấy ánh sáng vừa tạo thêm vẻ rực rỡ, tráng lệ cho giáo đường. (Ảnh: Thành Đạt/ TTXVN)
Các giáo dân người đồng bào đi lễ tại nhà thờ gỗ Kon Tum. (Ảnh: Thành Đạt/ TTXVN)
Nhà thờ gỗ Kon Tum với hơn 100 năm tuổi đời được làm bằng gỗ cà chít ( sến đỏ), trần và tường được xây bằng đất trộn rơm, kiểu dáng theo kiến trúc Roman, phối hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na.( Ảnh: Thành Đạt/ TTXVN)
Từ đường nét, họa tiết đến những điểm nhấn trên chất liệu tạo nên sắc thái văn hóa, tín ngưỡng riêng của người Tây Nguyên. (Ảnh: Thành Đạt/ TTXVN)
Vẻ độc đáo của nhà thờ được xây dựng bằng chất liệu gỗ toát lên vẻ trang nghiêm của nơi thờ phụng mà vẫn rất gần gũi với cuộc sống của người dân.( Ảnh: Thành Đạt/ TTXVN)
Nhà thờ gỗ là công trình kiệt tác bằng gỗ mang phong cách Basilica duy nhất còn lại trên thế giới. (Ảnh: Thành Đạt/ TTXVN)