Vườn Quốc gia Chư Mom Ray- Vườn Di sản ASEAN
Vườn quốc gia Chư Mom Ray là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất tỉnh Kon Tum và được công nhận là khu bảo tồn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Chư Mom Ray chiếm giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển các loại thực vật, động vật quý hiếm của đất nước.
Nằm trên địa phận của 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi thuộc tỉnh Kon Tum, khu bảo tồn có tổng diện tích trên 56.000 ha. Trong đó, khu bảo tồn nằm trong địa phận huyện Sa Thầy với diện tích 39.114ha gồm các xã Sa Sơn, Rờ Kơi, Mo Ray, thị trấn Sa Thầy, gồm các dân tộc Gia Rai, Xơ Đăng (nhóm H’Lăng), R’Măm, Kinh; và trên phạm vi huyện Ngọc Hồi với diện tích 9. 544 ha thuộc xã Sa Loong gồm các dân tộc B’râu, Gia Rai, Mường, Kinh. Khu bảo tồn thiên nhiên này cách thành phố Kon Tum khoảng 30km về hướng Tây Bắc.
Người Gia Rai kể lại rằng, nơi đây là một làng của người dân tộc Gia Rai sinh sống có một gia đình sinh được 2 chị em sinh đôi. Hai chị em càng lớn càng giống nhau như đúc. Hai chị em thương nhau luôn sống bên nhau. Một ngày kia có chị tên là Blai lên rừng hái nấm. Cô em tên là Kpalang ở nhà dệt vải, trước khi đi chị dặn em ở nhà trông chừng sợi Vải chị đang phơi trước hiên. Khi hái nấm từ rừng về nhà Blai không thấy sợi vải đâu liền hỏi: “Kpalang mày có thấy sợi vải của chị đâu không?” Kpalang nói “Ơ! mình không biết đâu! Từ sáng đến giờ mình bận dệt vải mà!” Người chị đâm nghi cho Kpalang lấy sợi của mình để dệt, liền tức tối đuối em vào rừng sâu. Kpalang vưọt qua trăm oan ức nhưng không nói lời nào bỏ chị ra đi. Nàng Kpalang vượt qua trăm ngọn đổi hàng chục. dòng suối, vì tức giận chị cho nên không ăn uống, cứ thế mà đi từ ngày này qua đêm khác. Cuối cũng dưng chân trên một ngọn đồi.
Lại nói về người chị Blai. Khi em mình ra đi, ở nhà có hội làng Gia đinh Blai cũng một con bò cho làng tế lễ khi già làng hành lễ xong, hội đâm bò diễn ra, con bò được cả dân làng xẻ thịt. Lúc mổ bụng bò cả dân làng sửng sốt thấy toàn sợi vải của Blai. Nàng Blai hoảng hốt hiểu ra rằng chính con bò đã ăn hết sợi vải của mình chứ không phải người em Kpalang. Blai hối hận đi tìm em. Nàng vượt qua trăm ngọn đổi hàng chục dòng suối, vừa đi vừa gào thét kêu tên em mình, nhưng nàng không tìm thấy Kpalang đâu nữa. Đến một ngọn đồi nàng Blai đuối sức và ngã xuống trên một phiến đá. Nàng nghe phiến đã phán rằng: “Chị ơi em không lấy cắp sợi vải của chị đâu!”. Blai thốt lên “Chị biết rồi! Em hãy về cùng chị và từ nay chúngta sẽ căm ghét con bò. Chính con bò đã chia cắt tình chị em của chúng ta!”. Nói rồi nàng Blai tắt thở hóa thành phiến đá. thứ hai chồng lên phiến đã thứ nhất.
Con chim ưng từ đâu bay tới hót Kpalang Kpalang! Đó là tiếng của người chị đi tìm em và hằng ngày nó tha về là cây, đất đắp lên 2 phiến đá. Thời gian sau chim ưng đã đắp đầy hai phiến đá thành một ngọn núi cao gọi là Chu Mom Ray. Có nghĩa là núi thổ cẩm. Và từ đó dân làng ở chân núi Chư Mom Ray cũng không bao giờ nuôi loài bò bởi họ cho rằng đó là loài phân trắc.
Đây là khu bảo tồn thiên nhiên duy nhất của Việt Nam nằm ở ngã ba biên giới Đông Dương, nằm liền kề với biên giới Vương quốc Campuchia và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, là nơi sinh sống của nhiều loài linh trưởng và các loài thú sinh sống trên cây như vượn, voọc, các loài chim quý như hồng hoàng, đại bàng đất, công. ..
Tại khu bảo tồn Chư Mon Ray, các nhà khoa học đã ghi nhận có gần 1.500 loài thực vật thuộc 166 họ và 541 chỉ, trong đó có 131 loài được xác định là quý hiểm bị đe dọa như các loài phong lan, lớp tuế, ngành hạt trần, các loài họ dầu và 2.000 lọai thực vật quý hiếm như thông tre, trắc… Về động vật đã xác định được 620 loài, trong đó có 11 loài thú, 370 loài chim, 45 loài bò sát, 20 loài cá nước ngọt và 17 loài lưỡng cư, 57 loài côn trùng.
Từ đặc điểm khi hậu riêng biệt, đã mang đến cho khu bảo tồn sự đa dạng về sinh học và nhiều nguồn gen quý, năm 2004, Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray đã . được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là di sản ASEAN.
Chính nhờ sự đa dạng về sinh học và vị trí địa lý quan trọng, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray còn là nơi có tiềm năng du lịch lớn của tỉnh Kon Tum, đến với Chư Mom Ray không những đến với khu rừng già mà còn khám phá các di tích lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ như đường Trường Son nối liền với nước bạn Lào, địa danh H67 căn cứ địa của bộ đội Tây Nguyên anh dùng với đối Sạc Ly, sân bay Phượng Hoàng… Không những vậy, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray còn là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số, như: Xơ Đăng (nhóm H’Lăng, K’Dong), Gia Rai, Rơ Mâm, B’Râu với những kiến trúc đặc trưng của dân tộc Tây Nguyên đó là những căn nhà Rông hoặc nhà công đồng thoáng mát, với các món ăn Tây Nguyên như cơm lam, rượu cần, muối giả với rau thơm đặc sản của đồng bào nơi đây.
Bùi Thị Thương. nguồn: Sinhvienkt.vn