Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng


Ngày đăng: 12-08-2021

Có một bảo tàng như thế giữa buôn làng Tây Nguyên

Từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 26, di chuyển từ 15 đến 20 phút bạn tới ngã tư đường Phạm Văn Đồng và đường Mậu Thân rẽ trái khoảng 1,8km bạn đã tới buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột. Ngay đầu buôn, phía bên trái thấp thoáng sau vườn cây xanh ngắt một mái nhà cao, dài vươn lên trên nền trời xanh thẳm, đó chính là Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai.

Mặt trước của Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai

Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai được thiết kế hiện đại, song vẫn mang đậm chất nhà dài truyền thống của người Ê Đê. Với hàng cột giả gỗ một người ôm, cao 8m với các phù điêu chạm khắc hình bầu vú, hình con rùa, con kỳ đà, đặc biệt hai cây cột trước nhà được dựng cao 6m điêu khắc cách điệu nồi đồng và cây rau dớn - biểu tượng linh thiêng của cộng đồng các dân tộc trên Tây Nguyên, là biểu hiện sự giàu có của gia đình Ê Đê sẽ gây cho bạn rất nhiều cảm xúc, bất ngờ.

 Trong một khuôn viên nhỏ nhắn, yên ắng, văng vẳng đâu đây tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, tiếng bò kêu, tiếng lá rì rào mỗi khi gió thổi tới bạn như  lạc vào một không gian khác - không gian truyền thống của người Ê Đê cách đây hàng trăm năm.

Bước vào gian đầu tiên của ngôi nhà, gian khách (gian gah), bạn sẽ thấy cách bố trí theo lối truyền thống rất đặc trưng của văn hóa gia đình người Ê Đê với ghế Kpan, bộ cồng chiêng, và những ché cổ bên bếp lửa trong một ngôi nhà dài.

Bếp truyền thống của người Ê Đê

Hiện vật tại Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai toàn bộ là những hiện vật gốc và lâu đời của các tộc người bản địa ở Tây nguyên được gia chủ sưu tầm và nâng niu. Đến đây bạn sẽ thấy những chiếc gùi, những bộ chiêng của người M’nông, của người Ê Đê, người Ba Na, người Gia Rai...; Và đặc biệt hơn cả đó là những chiếc ché cổ với nhiều chủng loại, kích thước, hình dáng khác nhau, mỗi loại mang một vẻ đẹp rất riêng với những câu chuyện ly kỳ trong quá khứ và còn đây ché cổ của Vua lửa (Ptao Aphui) rất nổi tiếng một thời của tộc người Gia Rai vùng Cheo Reo-Ayun Pa, Gia Lai.

Với diện tích trưng bày khoảng 250m2, các hiện vật tương đối đa dạng phản ánh đời sống vật chất và tinh thần phong phú của các tộc người bản địa Tây nguyên.

  Góc trưng bày trong Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai

Bảo tồn văn hóa của cộng đồng tạo sản phẩm du lịch trải nghiệm giá trị, khác biệt

Theo Ama H’Mai-gia chủ của Bảo tàng & Homestay cho biết: “Với sự đam mê, yêu quí, trân trọng văn hóa các tộc người Tây Nguyên nên tôi đã ấp ủ có một không gian riêng để trưng bày những hiện vật mình đang lưu giữ qua đó cùng chia sẻ về niềm đam mê, tình yêu, văn hóa và con người Tây Nguyên đầy mộc mạc, giàu “chất nghệ sĩ” đến với tất cả bạn bè gần xa”.

Ngoài không gian trưng bày các hiện vật hiện có, Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai có 4 phòng giành cho lưu trú, có thể cùng lúc đón được 10 - 15 người. Diện tích mỗi phòng từ 18-25m2 đầy đủ tiện nghi tương đương tiêu chuẩn 3 sao. Một hồ bơi diện tích 75m2 phía sau nhà dài truyền thống sẽ tạo một cảm giác thích thú cho du khách.  

Hồ bơi và mini bar tại khu vực lưu trú Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai

Tại Diễn đàn Du lịch Miền Trung - Tây nguyên: Hướng tới đẳng cấp thương hiệu năm 2017 tại Quảng Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có nói: “Ở mỗi địa phương đều có sản phẩm riêng, bản sắc riêng. Hãy tìm nhưng nét thật độc đáo của mình. Khách du lịch không sang Việt nam để nằm ở khách sạn 5 sao, 6 sao mà người ta đến để tìm những thứ không thể tìm được ở nơi nào khác. Khu vực Miền Trung - Tây nguyên ngoài cái tự nhiên ra, có những nét văn hoá rất độc đáo”.

Để phát triển Du lịch trong quá trình hội nhập và phát triển, đồng thời gìn giữ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vùng miền, theo chúng tôi cần phải có sự liên kết, kết nối giữa các tỉnh, các Công ty Du lịch các cá nhân để cùng nhau tạo nên các sản phẩm du lịch có tính khác biệt và độc đáo của Tây nguyên.

Trong thời gian sắp đến, hy vọng dịch bệnh Covid-19 được khống chế, Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai đang xây dựng kế hoạch hợp tác, kết nối, liên kết tour, tuyến, điểm du lịch 05 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng với mong muốn sẻ tạo nên chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn. Trong đó sản phẩm tour du lịch: “Con đường di sản Tây Nguyên và Miền Trung” sẽ là hành trình khám phá hấp dẫn đáng để trải nghiệm ít nhất một lần.

Nằm trong buôn Kmrơng Prông B, một trong ba buôn được chọn thí điểm phát triển Du lịch Cộng đồng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai hy vọng sẽ là một điểm đến cho du khách có nhu cầu tham quan tìm hiểu về văn hoá bản địa trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên, góp phần phát triển Du lịch cộng đồng địa phương.

Năm 2020 Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về du lịch cộng đồng - Yêu cầu về chất lượng phục vụ TCVN 13259: 2020. Tuy nhiên do đại dịch hoành hành nên việc áp dụng, triển khai tiêu chuẩn này ở một số nơi, một số địa phương còn chậm chưa triệt để, trước mắt chưa mang lại kết quả thực tế như mong muốn cũng là điều dễ hiểu. Nhưng đây là định hướng về tiêu chí cơ bản là “Quy chuẩn pháp lý” để áp dụng trong xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng.

“Ngoài việc thực hiện chức năng của một Bảo tàng & Homestay, tôi hy vọng đây sẽ là “điểm đến” mang lại nhiều giá trị văn hóa, nhân văn là nơi có thể lan tỏa, truyền cảm hứng bất tận “thông điệp” về tình yêu văn hóa Tây Nguyên. Mong sao mỗi người dân và bạn trẻ ở buôn Kmrơng Prông B sẽ là một sứ giả, một “hướng dẫn viên du lịch xịn sò” và tôi tin phát triển du lịch cộng đồng “đúng, trúng” không những bảo tồn, phát huy tốt các giá trị văn hóa mà còn cải thiện được sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Tây Nguyên” Ama H’Mai cho biết thêm.

Trăm nghe không bằng một thấy, mong sao dịch Covid-19 được khống chế, cuộc sống xã hội trở lại bình thường… Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai rất mong được đón tiếp các bạn đến tham quan, trải nghiệm./.

 Bài và ảnh: Mẫn Phong Sơn

 

 

     

 

 

 

               

 

       

        

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Sáng 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và nhà tài trợ.

Độc đáo đàn T’rưng nước của người Gia Rai

Với những người yêu mến văn hóa truyền thống của các DTTS, mỗi lần gặp nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) lại thêm một sự bất ngờ, thú vị. Lần này, điều mới mẻ, đáng ngưỡng mộ chính là anh đã làm sống lại đàn T’rưng nước của người Gia Rai.

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.