Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Bảo tồn bản sắc văn hóa để phát triển du lịch


Ngày đăng: 05-12-2024

Những năm qua, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác, huyện Tu Mơ Rông đã tập trung bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn và hướng đến phát triển du lịch để tăng thu nhập cho đồng bào Xơ Đăng nơi đây.

 

Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc

Nằm dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, vùng đất Tu Mơ Rông lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú của đồng bào dân tộc Xơ Đăng.

Những năm qua, huyện Tu Mơ Rông đã chủ động sưu tầm, quản lý và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Xơ Đăng. Đặc biệt, triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, huyện đã triển khai hỗ trợ hoạt động cho 6 đội văn nghệ truyền thống tại các xã Tu Mơ Rông, Đăk Hà, Tê Xăng, Đăk Sao, Ngọk Lây, Đăk Na; hỗ trợ bảo tồn giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và hỗ trợ phát triển du lịch làng Pu Tá, xã Măng Ri.

Đội cồng chiêng, xoang làng Lê Văng, xã Đăk Na. Ảnh: P.N

Ông A Liên- làng Lê Văng, xã Đăk Na chia sẻ: Hiện nay, người dân trong làng còn lưu giữ nhiều bộ cồng chiêng, các loại nhạc cụ truyền thống của người Xơ Đăng, vừa rồi huyện hỗ trợ cho đội cồng chiêng, xoang của làng bộ trang phục truyền thống của người Xơ Đăng. Với sự quan tâm hỗ trợ của huyện bà con rất phấn khởi, luôn quan tâm để gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ông Nguyễn Bá Thành- Trưởng Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Tu Mơ Rông cho biết: Trong những năm qua, huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể, đã tổ chức phục dựng Lễ hội mừng lúa mới, Lễ làm cổng làng; mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống, chế tác và kỹ năng diễn tấu nhạc cụ truyền thống; lớp truyền dạy cồng chiêng, xoang cho thế hệ trẻ. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc tự bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc.

Với sự quan tâm của chính quyền địa phương, hiện nay, đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông còn lưu giữ khoảng 206 bộ cồng chiêng và nhiều loại nhạc cụ dân tộc, như đàn t’rưng, đàn ting ning, đàn klông pút; 86/86 thôn (làng) có nhà rông; gìn giữ được 12 lễ hội tiêu biểu mang nét đặc sắc riêng của người Xơ Đăng và các làn điệu dân ca truyền thống; các nghề truyền thống như đan lát, chế tác nhạc cụ, tạc tượng, nghề rèn, dệt thổ cẩm được duy trì và phát huy.

Hướng đến phát triển du lịch

Xác định phát triển du lịch là hướng đi vừa bảo tồn, gìn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống, tôn vinh cảnh quan đẹp, vừa góp phần thay đổi diện mạo ở từng thôn, làng và nâng cao đời sống người dân, huyện Tu Mơ Rông đã triển khai nhiều giải pháp để từng bước xây dựng nơi đây trở thành một điểm đến du lịch mới mẻ, hấp dẫn và giàu bản sắc.

Điển hình như làng Lê Văng, xã Đăk Na đã được huyện quan tâm đầu tư để phát triển du lịch cộng đồng. Đây là một trong những ngôi làng còn lưu giữ những nét đặc trưng riêng về kiến trúc của một ngôi làng người Xơ Đăng nằm ven bờ suối Đăk Na, cách điểm du Lịch thác Siu Puông khoảng 3km, cùng với những giá trị đặc sắc về thiên nhiên, văn hóa truyền thống đã thu hút du khách đến trải nghiệm trong những năm qua.

Ông A Dum - làng Lê Văng, xã Đăk Na chia sẻ: Việc huyện chọn làng làm điểm du lịch cộng đồng khiến bà con rất phấn khởi. Ngoài việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, bà con đang chỉnh trang lại đường làng xanh - sạch - đẹp và giữ gìn lối canh tác ruộng lúa bậc thang truyền thống để phục vụ du khách. Bà con trong làng cũng mong muốn sẽ có thêm nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch.

Phát triển nghề đan lát truyền thống. Ảnh: PN

Huyện Tu Mơ Rông cùng thường xuyên khảo sát, đánh giá tiềm năng tại một số điểm du lịch và chỉ đạo UBND các xã đưa các điểm du lịch vào quy hoạch. Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận các điểm du lịch như điểm du lịch cộng đồng làng Pu Tá, xã Măng Ri; điểm du lịch cộng đồng làng Lê Văng, xã Đăk Na; điểm du lịch cộng đồng làng Tu Thó, xã Tê Xăng; điểm du lịch Khu Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Măng Ri…

Ông Nguyễn Bá Thành cho biết thêm: Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về cảnh quan đẹp, hoang sơ, có nhiều loại dược liệu quý, có các di tích lịch sử cách mạng và đồng bào Xơ Đăng còn lưu giữ, bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống quý báu, huyện Tu Mơ Rông đã xác định tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm gắn với dược liệu, du lịch văn hóa lịch sử.

Với nhiều giải pháp được triển khai, các loại hình du lịch, các điểm đến của huyện Tu Mơ Rông bước đầu đã tạo được ấn tượng, thu hút du khách. Qua đó góp phần thay đổi nhận thức, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn.   

PHẠM NGUYÊN

Báo Kon Tum - Đăng ngày 5/12/2024

TIN TỨC LIÊN QUAN

KON TUM - ĐƯA DU LỊCH TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

Kon Tum, tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, với lợi thế về hệ thống cảnh quan thiên nhiên, hệ thống văn hoá, di tích lịch sử, ẩm thực độc đáo,... là những điều kiện cần để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030, với mục tiêu phát triển bền vững, chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả.

Ấn tượng Kon Tum

Không nghi ngờ gì nữa, Tuần Văn hóa – Du lịch đã trở thành một sự kiện đầy hấp dẫn, để lại ấn tượng sâu sắc, không chỉ với người dân Kon Tum, mà với bạn bè, du khách khắp nơi, góp phần định vị thương hiệu du lịch Kon Tum.

Hội thi sáng tạo Ẩm thực Du lịch Kon Tum - Quy tụ 32 đội thi tranh tài

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, năm 2024, Hội thi sáng tạo ẩm thực du lịch tỉnh Kon Tum sẽ được diễn ra vào ngày 12/12 tại TP Kon Tum.

Tuyên truyền, quảng bá Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024

Tuyên truyền, quảng bá Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024