Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch làm việc với tỉnh Kon Tum


Ngày đăng: 19-05-2021

Chiều 14/5, tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Kon Tum về công tác văn hóa, thể thao và du lịch.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại buổi làm việc.

Tiếp và làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Y Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nghe Minh Hồng - Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo Huyện ủy - UBND huyện Kon Plông; các phòng, đơn vị và văn nghệ sỹ tiêu biểu của ngành.

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng chí Nguyễn Văn Bình đã báo cáo về tình hình đặc điểm chung tỉnh Kon Tum, một số kết quả tiêu biểu, khó khăn trên các lĩnh vực phát triển văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh.

Giám đốc sở VHTTDL báo cáo công tác VHTTDL tại Kon Tum

Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có 09 huyện và 01 thành phố, 102 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh 540.438 người; dân tộc thiểu số chiếm hơn 54%, có 43 thành phần dân tộc, trong đó có 07 dân tộc tại chỗ: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre.  

Trong những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động tham mưu triển khai đầy đủ, hiệu quả các chương trình, nghị quyết của Đảng, các nhiệm vụ của Bộ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho ngành.

Trên lĩnh vực văn hóa và gia đình: Thực hiện  có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng; kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; các chương trình, sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, tuyên truyền cổ động, hội thi, hội diễn trong và ngoài tỉnh.

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật đa dạng, được đánh giá có chất lượng cao, đảm bảo sự đan xen, hài hoà giữa các loại hình nghệ thuật truyền thống và hiện đại; công tác bảo tồn, bảo tàng đạt được nhiều kết quả, hiện tại có gần 15.000 hiện vật khảo cổ học, hơn 4.000 hiện vật dân tộc học, trên 1.400 hiện vật cách mạng kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, hơn 6.000 tranh tư liệu và trên 2.600 ảnh tư liệu, thời sự; hoạt động thư viện tỉnh và thư viện của các huyện, thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, ngày một đáp ứng nhu cầu của người dân.

Toàn tỉnh có 26 di tích đã xếp hạng, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 4 di tích cấp quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh.

Hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh đang từng bước đầu tư xây dựng, đến nay có 25 xã đảm bảo tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, 18 xã đảm bảo tiêu chí số 16 về đời sống văn hóa.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Công tác gia đình, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền “xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, thành lập mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, duy trì 52 câu lạc bộ gia đình và nhân rộng mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình.  

Lĩnh vực thể dục thể thao: có 30% dân số thường xuyên tập luyện thể dục thể thao; 23% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao. Duy trì công tác huấn luyện các đội tuyển và đào tạo các lớp năng khiếu thể thao, tập trung công tác đào tạo các lớp năng khiếu nhằm phát triển các tài năng trẻ để bổ sung lực lượng vận động viên cho tỉnh. Các giải thể thao dân tộc truyền thống được duy trì và phát triển sâu rộng các môn thế mạnh của tỉnh như: đua thuyền độc mộc, kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố, bắn ná, bắn nỏ...

Lĩnh vực du lịch: Hoạt động kinh doanh du lịch có bước phát triển, số lượng du khách và thu nhập xã hội từ du lịch ngày càng tăng. Hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở vật chất phục vụ du lịch cơ bản đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du lịch tỉnh nhà, khách tham quan, lưu trú.  

Kon Tum hiện có 7 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa; 154 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 2.191 phòng (khách sạn 3 sao: 02 đơn vị, 2 sao: 09 đơn vị,…). Thời gian qua, đã công nhận 10 làng, điểm du lịch.

Tổng lượng khách đến Kon Tum trong năm 2020 đạt 250.500 lượt khách, so với năm 2019 giảm 54,22%. Trong đó, khách quốc tế 43.560 lượt, giảm 23,55%; khách nội địa đạt 206.940 lượt, giảm 74,71%. Tổng doanh thu chuyên ngành đạt 120 tỷ đồng, giảm 40,36% so với năm 2019; công suất phòng đạt 35%.

  Trao đổi với đoàn công tác, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang nhấn mạnh, tỉnh Kon Tum có bề dày truyền thống cách mạng; cội nguồn của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác phi vật thể của nhân loại, đồng bào còn gìn giữ được nhiều văn hóa truyền thống, có nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hoang sơ; độ che phủ rừng cao, khí hậu quanh năm mát mẻ; là vùng đất cách mạng nên có nhiều di tích lịch sử; nhiều điểm tâm linh... thuận lợi để phát triển du lịch và mong muốn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm quảng bá, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; đồng thời ưu tiên hỗ trợ kinh phí để đầu tư nâng cấp 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt và 4 di tích cấp quốc gia.

Bí thư Dương Văn Trang phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng bày tỏ vui mừng khi tỉnh Kon Tum đã và đang có hướng đi đúng đắn, phù hợp với thực tế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, tỉnh Kon Tum vừa phát triển kinh tế, vừa chú trọng phát triển văn hóa, vì thế mà văn hóa của tỉnh Kon Tum có bước phát triển đáng ghi nhận và đề nghị tỉnh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; tổ chức được các loại hình văn hóa nghệ thuật làm phong phú hơn đời sống tinh thần của nhân dân trong tỉnh.

Đồng thời, yêu cầu các Cục, Vụ, Viện của Bộ tiếp tục bám sát địa bàn, hỗ trợ giúp Kon Tum một cách chuyên nghiệp, thiết thực, có phương pháp tiếp cận mới hơn để phát triển mạnh mẽ hơn về văn hóa, thể thao và du lịch.  

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tặng quà cho các nghệ sỹ

Vì khát vọng xây dựng Kon Tum ngày càng giàu đẹp, ngành VH,TT&DL tỉnh Kon Tum cần tập trung đề xuất lãnh đạo tỉnh về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở lồng ghép với chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, ký kết chương trình phối hợp với các đoàn thể, phát huy tối đa các thiết chế văn hóa; xây dựng văn hóa công sở, xây dựng văn hóa ứng xử, văn minh trong công vụ. Tập trung nhiều hơn về việc tổ chức các đợt liên hoan nghệ thuật, biểu diễn, sáng tác để các nghệ nhân, nghệ sĩ được cống hiến, trải nghiệp, tôn vinh; thống kê rà soát lại và lồng ghép với chương trình MTQG xây dựng NTM; Chủ động xây dựng quy hoạch về du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để Bộ tích hợp vào quy hoạch ngành; tham mưu cho tỉnh ban hành danh mục dự án đầu tư để có cơ sở kêu gọi nhà đầu tư vào tỉnh; phối hợp với Tổng Cục Du lịch xây dựng một số sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của Kon Tum tinh túy, không trùng lẫn với nơi nào; từng bước xây dựng thương hiệu như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng, hội nghị, du lịch trang trại gắn với nông nghiệp; thực hiện kêu gọi đầu tư cho nhiều lĩnh vực, trong đó cần quan tâm hơn đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, Bộ sẽ phối hợp tổ chức tại tỉnh Kon Tum Hội nghị du lịch Kon Tum tiềm năng và triển vọng sau khi dịch bệnh COVID-19 ổn định, với quy mô khoảng 400 doanh nghiệp làm du lịch, đồng thời quan tâm, ưu tiên đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích cấp quốc gia đặc biệt địa điểm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, Ngục Kon Tum và công tác bảo tồn làng văn hóa truyền thống gắn với du lịch.

Bộ trưởng tặng quà cho địa phương

 Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tặng 11 chiếc Tivi 80 in cho các đơn vị Bộ đội biên phòng; một số trang thiết bị, dụng cụ thể thao cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh Kon Tum./.

Bài và ảnh: Trần Lâm

TIN TỨC LIÊN QUAN

Khu Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn du lịch Kon Tum

Triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Chư Mom Ray giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu xây dựng Vườn quốc gia trở thành điểm du lịch hấp dẫn, chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch đa dạng, mang đậm bản sắc riêng của Vườn quốc gia Chư Mom Ray; tạo ra nguồn thu bền vững cho Vườn quốc gia cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân...

Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024: “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

(Tạp chí Du lịch) - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) vừa họp báo thông tin về Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024.

Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội năm 2024 “Du lịch chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”

Ngày 11/04/2024, tại Trung tâm triển lãm quốc tế Hà Nội (I.C.E Hà Nội) quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội diễn ra khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - Vietnam International Travel Mart (VITM) 2024. Với chủ đề: “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”

KON TUM THAM GIA NGÀY HỘI DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2024

Ngày 4/4/2024, tại Công viên 23/9, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Du lịch TPHCM lần thứ 20 với chủ đề "20 năm - Hành trình sống động.