Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Các địa phương tiếp tục mở cửa đón khách, từng bước phục hồi du lịch


Ngày đăng: 05-10-2021

Trong bối cảnh dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, các địa phương đang tiếp tục khởi động lại du lịch một cách linh hoạt, an toàn, thích ứng với tình hình dịch bệnh.

Du lịch Hà Nội xây dựng kịch bản hoạt động lại từ tháng 10

https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/images/2021/thang_9/hn.jpg

Du lịch Hà Nội xây dựng kịch bản hoạt động lại từ tháng 10 (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Theo ông Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, Sở đang tham mưu với UBND TP. Hà Nội xây dựng chi tiết kế hoạch phục hồi, phát triển hoạt động du lịch Thủ đô Hà Nội gắn với phòng, chống dịch Covid-19 từ nay đến cuối năm. Các giai đoạn khôi phục hoạt động du lịch bám sát kịch bản diễn biến dịch của Bộ Y tế đang xây dựng để thống nhất ban hành và dựa trên hướng dẫn “Thích ứng an toàn với dịch Covid-19” gắn với 4 giai đoạn.

Dự kiến trong tháng 10, với sự cho phép của UBND Thành phố, du lịch Hà Nội có thể sẽ triển khai hoạt động theo giai đoạn 3, cho phép các cơ sở lưu trú, điểm đến du lịch, công ty lữ hành, vận chuyển đủ điều kiện hoạt động trở lại. Tuy nhiên một số dịch vụ đi kèm như spa, phòng gym, karaoke… vẫn bị hạn chế. Giai đoạn này chủ yếu phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố.

Sau khi thành phố chuyển sang giai đoạn bình thường mới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ đánh giá tình hình và kiến nghị tiếp tục mở cửa du lịch theo giai đoạn 4, cho phép các doanh nghiệp du lịch hoạt động lại bình thường, được đón khách du lịch tại các địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh.

Quảng Bình đón khách du lịch đã tiêm vắc-xin

https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/images/2021/thang_9/cua-dong-phong-nha.jpg

Quảng Bình đón khách du lịch đã tiêm vắc-xin (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Từ 1/10, Quảng Bình cho phép doanh nghiệp đón khách du lịch đã tiêm vắc-xin tham gia các tour khép kín. Cụ thể, khách đã tiêm 2 mũi vắc-xin được cấp thẻ xanh, khách mới tiêm 1 mũi được cấp thẻ vàng, yêu cầu kèm test nhanh hoặc test chuyên sâu PCR âm tính. Những du khách này sẽ lưu trú và tham gia các tour khép kín, không tự do hoạt động bên ngoài. Tỉnh sẽ ban hành hướng dẫn du lịch an toàn và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Để tạo tâm lý an toàn cho du khách, nhân viên tiếp xúc với khách cũng phải có thẻ xanh. Người lao động ở các bộ phận còn lại phải có thẻ xanh hoặc vàng. Tất cả sẽ được xét nghiệm định kỳ 7 ngày/lần. Người chưa tiêm vắc-xin chỉ được làm trực tuyến.

Quảng Bình sẽ sớm có hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp đón khách, thiết kế tour tuyến, đồng thời sẽ tạo “hành lang xanh” giữa Quảng Bình và các điểm du lịch thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thừa Thiên Huế đón khách tham quan các di tích từ ngày 1/10

https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/images/2021/thang_9/ditichhue.jpg

Thừa Thiên Huế đón khách tham quan các di tích từ ngày 1/10 (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Từ ngày 1/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa phục vụ du khách tại các điểm di tích Đại Nội, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Tự Đức, lăng vua Khải Định. Du khách chỉ tham quan khu vực ngoài trời, không tham quan bên trong nội thất các cung điện.

Để đảm bảo các nguyên tắc phòng, chống dịch, du khách phải thực hiện tốt thông điệp 5K, quét mã QR Thẻ kiểm soát dịch bệnh trước khi vào tham quan; riêng khách từ các địa phương khác phải hoàn tất việc thực hiện giám sát y tế theo quy định.

Thừa Thiên Huế đang áp dụng giảm 50% giá vé tham quan các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. Thời gian qua, ngành du lịch địa phương cũng tích cực quảng bá rộng rãi bằng hình ảnh, video các điểm danh lam thắng cảnh của tỉnh trên những nền tảng mạng xã hội, tạo tiền đề để thu hút khách di lịch đến với Thừa Thiên Huế khi tình hình dịch Covid-19 dần được kiểm soát.

Đà Nẵng dự kiến mở lại hoạt động du lịch cho người dân Thành phố từ tháng 12/2021

https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/images/2021/thang_9/cauvangdn.jpg

Đà Nẵng dự kiến mở lại hoạt động du lịch cho người dân Thành phố từ tháng 12/2021 (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết Sở đang hoàn thiện phương án, lộ trình về việc mở cửa trở lại các hoạt động du lịch, dịch vụ.

Theo đó, trong tháng 12/2021, nếu tỷ lệ công dân Thành phố được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đạt 80%, Thành phố sẽ mở lại các dịch vụ, du lịch cho người Đà Nẵng du lịch trong thành phố, với điều kiện, các cơ sở du lịch, dịch vụ phải đáp ứng đủ điều kiện cơ bản phòng, chống dịch; yêu cầu người lao động của các cơ sở cũng như khách đến phải đạt tiêm đủ hai mũi…

Từ tháng 1/2022, Thành phố sẽ mở cửa cho khách nội địa với tất cả dịch vụ dành cho khách lẻ và tại các điểm vui chơi, sẽ có một số tour combo dành cho khách đi theo nhóm nhỏ. Đến quý II/2022, sẽ thực hiện thí điểm đón khách quốc tế nếu Chính phủ cho phép và TP. Phú Quốc thí điểm đón khách quốc tế thành công.

Thành phố Đà Nẵng đang tích cực xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể cho việc mở cửa lại các hoạt động du lịch, dịch vụ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch từng bước phục hồi. Để giữ chân người lao động ngành du lịch, Thành phố đã có chính sách hỗ trợ cho người lao động làm trong ngành du lịch, ưu tiên vay vốn, ưu tiên tiêm vắc-xin cho nhân viên khách sạn, nhà hàng, du lịch để họ có đủ điều kiện làm việc ngay khi ngành mở cửa trở lại. Đặc biệt, Thành phố cũng đã có đề xuất với Chính phủ về việc liên kết với một số địa phương thực hiện chương trình “bong bóng du lịch”.

Thí điểm mở cửa du lịch Phan Thiết từ ngày 20/10

https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/images/2021/thang_10/lang-chai-mui-ne.jpg

Phan Thiết thí điểm mở cửa du lịch từ ngày 20/10 (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Du lịch Bình Thuận đang xây dựng kế hoạch “Đón khách du lịch nội địa và người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam đến Bình Thuận trong thời gian tiếp tục phòng chống dịch Covid-19”.

Theo đó, việc đón khách được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 20/10 đến ngày 25/12 với các khách sạn có quyết định công nhận hạng 3-5 sao hoặc tương đương, dịch vụ lữ hành, điểm tham quan đạt tiêu chí an toàn được UBND tỉnh công nhận. Địa bàn thực hiện thí điểm chủ yếu tập trung tại TP. Phan Thiết, riêng các huyện, thị xã tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương có thể xem xét việc mở cửa thí điểm... Giai đoạn 2 bắt đầu sau khi đánh giá, tổng kết việc triển khai thí điểm, xem xét tiếp tục mở rộng đến các đơn vị, cơ sở đủ kiều kiện trên địa bàn tỉnh.

Để từng bước khôi phục hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện địa phương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Sở Y tế Bình Thuận tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho 2.900 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, dự kiến hoàn thành mũi 2 trước ngày 15/10.

UBND tỉnh và ngành du lịch Phan Thiết cũng đang xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch, an toàn cho nhân viên, cộng đồng, điểm đến và du khách.

“Khởi động lại hoạt động du lịch - chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn”

https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/images/2021/thang_10/lephatdong2.jpg

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Văn Thủy phát biểu tại lễ phát động Chương trình khôi phục du lịch nội địa ngày 28/9

Đây là ý kiến của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Văn Thủy tại lễ phát động Chương trình khôi phục du lịch nội địa với chủ đề “Kết nối xanh du lịch Việt Nam” do Hiệp hội du lịch Việt Nam tổ chức diễn ra vào ngày 28/9 vừa qua.

Phó Tổng cục trưởng khẳng định, sau một thời gian dài bị đình trệ bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, việc khởi động lại các hoạt động du lịch có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với cộng đồng doanh nghiệp nhằm từng bước vượt qua khó khăn, bắt nhịp lại trong điều kiện bình thường mới.

Với phương châm “Khởi động lại hoạt động du lịch - chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn”, Tổng cục Du lịch đã và đang tích cực triển khai các nhiệm vụ nhằm tái khởi động ngành du lịch, với việc tập trung xây dựng chính sách xúc tiến, quảng bá, kích cầu phục hồi du lịch, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng ở địa phương, chuẩn bị nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn để sẵn sàng đón khách.

Nguồn Tổng cục du lịch

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.

Cơ hội để thúc đẩy du lịch sinh thái

UBND tỉnh vừa có quyết định Công nhận Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray là Khu du lịch cấp tỉnh. Đây là điều kiện và cơ hội để Sa Thầy thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, góp phần thu hút khách du lịch đến với địa bàn.

“Giữ hồn” văn hóa dân tộc Brâu

Không chỉ là cầu nối tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân, già làng A Dua (49 tuổi, ở thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) còn làm tốt vai trò trong vận động đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện nếp sống văn minh ở khu dân cư.