Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Chùm Ảnh: Dọc Dòng Sông Đăk Bla


Ngày đăng: 05-12-2022

“Đất vẫn xuôi mà sông chảy ngược/Con nước trôi về hướng thác ghềnh” - thơ Tạ Văn Sỹ nói về dòng sông Đăk Bla chảy qua thành phố Kon Tum. Dòng sông Đăk Bla hợp lưu của 3 con sông chính Đăk S’Nghé, Đăk Kôi và Đăk Pne ở huyện Kon Rẫy chảy về thành phố Kon Tum hợp với dòng với sông Pô Kô thành dòng sông Sê San. Sông Đăk Bla không chỉ có giá trị về nhiều mặt mà còn gắn liền với đời sống, lao động sản xuất của các cộng đồng người Ba Na và người Kinh ở hai bên bờ.

Dòng sông Đăk Bla uốn lượn ôm trọn thành phố Kon Tum.

Ngã ba Kon S’kôi xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy - điểm khởi đầu của dòng Đăk Bla

Hàng ngày người dân làng Kon H’ngo K’tu, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum qua lại con sông để đi làm rẫy

Người dân làng Kon H’ngo K’tu thu hoạch bắp trồng ở bãi bồi ven sông

Những chiếc thuyền chở mì từ bên kia bờ sông về bến để chất lên xe tải chở về nhà máy

Người dân phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum thu hoạch khoai lang trên bãi bồi ven sông Đăk Bla.

Người dân làng Kon H’ra Chót, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum giăng lưới bắt cá lúc sương sớm

Người dân làng Kon S’kôi, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy chài lưới đánh cá bên ghềnh đá

Người dân làng Kon Jơ Dri, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum kết bè chuối chở nông sản từ rẫy về

Trẻ em ở làng Kon Rờ Bàng, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum lùa trâu qua sông Đăk Bla

Đàn bò qua sông ở đoạn làng Kon H’ngo K’tu, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum

Những đứa trẻ làng Kon K'Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum ngày nào cũng tắm trên bến sông làng

Đoạn cầu Đăk Bla nơi thường diễn ra hoạt động đua thuyền độc mộc vào dịp Tết Nguyên Đán

Ngày nay, chèo thuyền sub trên sông Đăk Bla được nhiều bạn trẻ yêu thích

Các hoạt động cắm trại, tổ chức sự kiện cũng thường diễn ra bên bờ sông Đăk Bla

Cầu Đăk Bla – Cây cầu lâu đời nhất và có lưu lượng xe cộ qua lại nhiều nhất kết nối đôi bờ sông Đăk Bla

Nơi hợp lưu dòng sông Đăk Bla và dòng sông Pô Kô thành sông Sê San trên địa bàn xã Kroong, thành phố Kon Tum

Ban Nguyễn

Nguồn: https://www.baokontum.com.vn

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Sáng 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và nhà tài trợ.

Độc đáo đàn T’rưng nước của người Gia Rai

Với những người yêu mến văn hóa truyền thống của các DTTS, mỗi lần gặp nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) lại thêm một sự bất ngờ, thú vị. Lần này, điều mới mẻ, đáng ngưỡng mộ chính là anh đã làm sống lại đàn T’rưng nước của người Gia Rai.

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.