Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Đắk Lắk: Kỳ vọng tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách


Ngày đăng: 10-03-2025

Đến thời điểm này, cơ quan chức năng cũng như các đơn vị du lịch, lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã sẵn sàng đón và phục vụ tốt nhất cho du khách đến dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Sẵn sàng đón du khách

Khách sạn Sài Gòn Ban Mê là khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, có 130 phòng; hiện đã nhận khách kín phòng vào các ngày 09, 10, 11/3. Bà Nguyễn Bạch Lan Chi, Trưởng Phòng Kinh doanh khách sạn cho biết, trước lễ hội, đơn vị đã sửa chữa và nâng cấp khối phòng ngủ để kịp thời đáp ứng 100% công suất phòng phục vụ khách trong dịp lễ hội.

Trong dịp lễ hội, khách sạn không tăng giá phòng. Với 90% khách là các đoàn khách ngoại giao đến từ các nước như: Lào, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ, Mông Cổ…, còn lại là các nhà tài trợ và khách mời của Ban tổ chức lễ hội nên khách sạn phối hợp công an bảo vệ an ninh trật tự 24/24 giờ, nhưng vẫn tạo sự thoải mái nhất cho du khách.

Đa phần nhân viên được đào tạo bài bản, ngoại ngữ tốt và kinh nghiệm hơn 10 năm nên đơn vị sẽ phục vụ tốt, tạo ấn tượng đẹp đối với du khách. Bên cạnh đó, để quảng bá về lễ hội và hình ảnh Cà phê Buôn Ma Thuột, khách sạn đã treo băng rôn ở các khu vực xung quanh và cập nhật các chương trình của lễ hội trên fanpage của khách sạn.


Khách sạn Sài Gòn Ban Mê sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Tương tự, bà Trần Thị Kim Ánh, Giám đốc Chi nhánh Du lịch và Khách sạn Biệt Điện (Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk) - đơn vị quản lý Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn cho biết, lễ hội là cơ hội để quảng bá hình ảnh Đắk Lắk và thu hút du khách. Đến Buôn Đôn, du khách được trải nghiệm cảm giác lắc lư trên cầu treo, tìm hiểu văn hóa, ẩm thực đặc trưng của người dân nơi đây. Trước lễ hội, đơn vị đã đầu tư khu trung tâm văn hóa gần 2 tỷ đồng và chỉnh trang cơ sở vật chất, sửa chữa các điểm tham quan, check-in, vệ sinh khuôn viên, trồng thêm hoa, cây xanh. Dịp lễ hội, đơn vị có các hoạt động như giao lưu văn hóa cồng chiêng, du lịch voi thân thiện, đua thuyền kayak “Vượt dòng Sêrêpốk”. Để phục vụ tốt cho du khách, trung tâm có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, hàng hóa, nguyên vật liệu, thực phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng cường công tác cứu nạn cứu hộ.

“Với tất cả sự cố gắng, tỉnh Đắk Lắk thân thiện, mến khách đã sẵn sàng chào đón, phục vụ mọi người dân và du khách đến với Buôn Ma Thuột để hòa mình vào hương sắc cà phê và mong muốn mang đến cho du khách, bạn bè quốc tế những kỷ niệm đẹp trong mùa lễ hội” - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Thụy Phương Hiếu.

Toàn tỉnh có 277 cơ sở lưu trú du lịch, với hơn 5.500 phòng, cung ứng được khoảng 13.000 buồng giường ngủ. Trong đó có 21 khách sạn từ 1 - 5 sao, còn lại là nhà khách, nhà nghỉ, khách sạn chưa xếp hạng… Qua rà soát của cơ quan chức năng, hiện các cơ sở lưu trú cơ bản đã kín phòng.

So với lễ hội lần trước, dự báo số lượng du khách đến lễ hội lần này sẽ tăng khoảng 30 - 50% và có thể hơn. Khả năng phục vụ của ngành du lịch là 15.000 khách cùng lúc. Hệ thống cơ sở lưu trú cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách. Ngành du lịch tỉnh đã yêu cầu các đơn vị trên địa bàn rà soát các homestay, căn hộ cho thuê, lấy thêm số lượng thực tế để tăng lượng điểm lưu trú, tạo thuận lợi cho du khách. Thậm chí, nếu lượng du khách tăng đột biến, sẽ tham mưu ngay Ban tổ chức lễ hội bố trí thêm các phòng khách, ký túc xá của các cơ sở giáo dục, thể thao trên địa bàn.

Mỗi người dân là một hướng dẫn viên

Bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, ngành du lịch đã tăng cường theo dõi, kiểm tra các cơ sở lưu trú, khu vực, điểm đến văn hóa, du lịch để bảo đảm chất lượng phục vụ, kịp thời ngăn chặn tình trạng chèo kéo, ép giá, nâng giá với du khách.

Bên cạnh đó, các quán ăn, nhà hàng trong và ngoài ngành du lịch phải bảo đảm các quy định về chất lượng phục vụ và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ quan chức năng cũng tham mưu cho tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng, các huyện, thị xã, thành phố có giải pháp điều phối phương tiện vận chuyển.

Cùng với đó, công tác thông tin, tuyên truyền cũng được quan tâm để mỗi người dân Đắk Lắk là một hướng dẫn viên du lịch mùa lễ hội. Ban tổ chức có đường dây nóng để hỗ trợ du khách và xử lý các tình huống phát sinh. Đặc biệt, ở các điểm tham quan, việc theo dõi, hỗ trợ du khách bảo đảm an toàn, an ninh được chú ý. Tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên túc trực, có phương án cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, hướng dẫn du khách chu đáo tại các khu vực địa hình hiểm trở, sông, thác đá…


Tỉnh Đắk Lắk mong muốn người dân và du khách được hòa mình vào không khí lễ hội

Tỉnh cũng đã phát hành 3.000 bản in Sổ tay “Hành trình du lịch” và phiên bản điện tử với ứng dụng mã QR in trên các tờ rơi, trang thông tin điện tử quảng bá về lễ hội, giúp người dân và du khách có thể dễ dàng truy cập qua các ứng dụng công nghệ số để nắm bắt thông tin về lễ hội, lịch trình, địa điểm tổ chức các hoạt động, các điểm tham quan nổi bật, địa chỉ ăn uống - mua sắm, đường dây nóng hỗ trợ…

Ngoài 17 hoạt động chính tại lễ hội, 12 doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh cũng đã xây dựng 42 tour du lịch với nhiều trải nghiệm đặc sắc. Theo đó, ngoài hành trình tham quan tại TP. Buôn Ma Thuột còn có các tour trải nghiệm như: đạp xe, leo núi, chèo thuyền vượt thác, đạp xe băng rừng hay tìm hiểu về cây cà phê, nghề trồng cà phê và các công đoạn chế biến cà phê. Đặc biệt, nhiều tour thiết kế cho du khách tìm hiểu đời sống, văn hóa, ẩm thực, phong tục tập quán của người Êđê, người M’nông và văn hóa, ẩm thực của người Lào ở Tây Nguyên.

Minh Chi

Nguồn: Báo Đắk Lắk điện tử - baodaklak.vn - Đăng ngày 06/3/2025

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tưng bừng khai mạc Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(TITC) - Sáng ngày 03/4, lễ khai mạc Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 21 năm 2025 do Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch Thành phố phối hợp tổ chức với chủ đề “ Hội tụ và tỏa sáng” tại Công viên 23/9.

Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, lợi thế

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, tỉnh ta tập trung đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm tạo bước đột phá trong ngành “công nghiệp không khói”. Qua đó, du lịch của tỉnh có những tín hiệu khởi sắc, góp phần tạo việc làm cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025: Biểu tượng của sự đổi mới và phát triển dựa trên di sản

(TITC) - Tối 25/3, Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới” đã chính thức khai mạc. Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu với quy mô cấp quốc gia và tầm quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thành phố Huế phối hợp tổ chức.

Làng cà phê Kon Chênh- “điểm nhấn” trong phát triển du lịch cộng đồng

Từ khi sửa chữa lại khuôn viên nhà ở để đưa vào kinh doanh dịch vụ homestay, chị Y The, sinh sống ở thôn Kon Chênh, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) trở nên bận rộn, vì cơ sở homestay là “điểm đến” của nhiều du khách và người quen gần xa. Mỗi khi có khách ghé thăm, chị Y The đều tự tay pha những ly cà phê xứ lạnh để mời khách thưởng thức.