Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Đến KonTum nghe mùi phố núi.


Ngày đăng: 01-09-2021

Một lần đến Kon Tum, nghe hơi thở trầm lắng của phố núi, tôi chợt thấy cuộc đời còn nhiều thứ để khám phá. Đó là mùi của nhà rông, của cuộc sống đồng bào Tây Nguyên hiền hòa mà tôi chỉ hình dung qua vô tuyến, qua sách vở. Trong những câu chuyện tuổi thơ, đất Kon Tum luôn hiện lên hồn nhiên trong tâm trí. Hồn nhiên như đôi mắt sơn nữ sao mà long lanh đến thế.

 Thành phố Kon Tum bên dòng sông Đak Bla. Ảnh Ban Nguyễn

Từ miền xuôi, tôi rong ruổi hòa vào dòng xe bất tận của phố núi Kon Tum. Thành phố vẫn còn trẻ và thoáng đãng quá. Lúc đầu, khi người bạn gợi ý là hãy đến Kon Tum để cảm nhận đôi chút, tôi vẫn còn có chút ngại ngùng. Cũng phải thôi vì đã quen với sự ồn ã của các thành phố lớn rồi.

Hòa vào dòng người tấp tập trong thành phố, một cảm giác thật lạ bỗng hiện lên, lôi cuốn tâm hồn đến miền hoang vu nào đó. Quả vậy, nơi Kon Tum thể hiện bộ mặt hiền hòa hơn cả mong đợi. Khí hậu nơi đây có nắng, có gió, có man mát, không giống với ve vuốt của Đà Lạt mộng mơ hay cảm giác tinh khôi tắm sương trên miền Tây Bắc. Nghe nói, một khách du lịch tận Nam Mỹ xa xôi còn ví như anh ta đang ở trong rừng rậm. Sự so sánh có vẻ buồn cười nhưng bây giờ, tôi đã cảm nhận dược một chút như thế.

Chiều muộn, tôi còn nán lại bên quán cà phê ở góc phố nhỏ. Có người bảo, thành phố Kon Tum phải dùng cái thư thái nhất để cảm nhận. Không quá sôi động cũng không thể hiện mình thái quá, nơi đây đúng là thiên đường để sống chậm. Bước ra khỏi trung tâm với dòng xe cộ nối đuôi nhau, tôi thấy mình đã đến đúng nơi cần đến, một nơi tuyệt vời để viết.

Nhà thờ gỗ - Điểm tham quan nổi tiếng ở Kon Tum. Ảnh Ban Nguyễn

Dân phố nhưng người ta gọi là đường. Tôi ở Hà Nội, hễ ai cần đi đâu thì kêu xe ôm rằng cho tôi về phố đó. Người ở đây coi các con phố như con đường đầy kiêu hãnh. Tôi đã từng đến Tây Nguyên khá nhiều, nhưng lưu lại thành phố Kon Tum chỉ để thưởng thức không khí trầm tĩnh thì đây là lần đầu tiên.

Sáng ra, vệt bình minh chạy dài từ từ trôi qua trong không gian man mát. Gọi đại một chiếc xe ôm, bảo đưa tôi đi ngắm cảnh, người lái xe hiểu ngay và dẫn tôi dạo quanh các con đường thành phố. Đi nhiều, cũng cảm nhận thấy cái tình của con người nơi đây. Đường Kon Tum không hẳn nằm yên, chúng như chuyển động theo vòng quay của bánh xe thời gian vốn đã không chờ đợi. Tiếng í ới gọi nhau từ hàng quán bên đường đánh tan sự yên tĩnh, vốn đã là đặc sản của đường phố Tây Nguyên.

Tôi không nghĩ suy mà chọn ngay cho mình món bún đỏ để thưởng thức. Đó là điều nhất định phải làm khi đến Kon Tum. Cũng thật ra, người miền Bắc rất ít ai biết về món ăn này, dù ai cũng biết đến Kon Tum. Quán nằm khép nép tại góc phố nhỏ. Chỉ một chiếc xe hàng và nụ cười của người bán. Chọn cho mình một chiếc ghế nhựa, tôi từ từ ăn món quyến rũ mà trước đây chỉ nhìn thấy trong bức ảnh trạng thái của facebook.

 Bún đỏ đặc sản Kon Tum đấy, không ăn coi như chỉ đển Kon Tum cưỡi ngựa xem hoa thôi. Ai đó đã mời chào như vậy. Anh bạn ấy khoe ngày nào cũng ăn món dân dã này đến nỗi vẫn nhớ hương vị dù đã cả năm sau.

Những sợi bún được chan nước dùng đậm đà như thể hiện cái tình của con người Kon Tum. Có những điều bạn không thể biết, không thể hiểu nếu chưa tận tay sờ vào nó, chưa dùng vị giác của mình nếm nó. Ăn sợi bún mà như cảm dược tình đất đỏ bazan còn vẹn nguyên trong tình cảm. Kỳ công, tỉ mỉ và gần gũi, đó là điều tôi không thể quên.

Xuôi xe dọc theo đường phố Kon Tum, thấy văn hóa làng vẫn còn đậm nét lắm. Bản sắc riêng có này đã thu hút nhiều tâm hồn nghệ sĩ. Phố vẫn thế thôi, không thay đổi gì nhiều so với vài năm trước, nơi tôi vẫn dùng đôi mắt bận rộn, xô bồ của người đô thị để cảm nhận. Giờ thì khác rồi. Thành phố Kon Tum vẫn phát triển đấy chứ, phát triển mạnh là đằng khác nhưng vẫn giữ được nét hồn hậu vốn có.

Những ngôi nhà tưởng như còn mãi với thời gian cũng đã mang một diện mạo mới. Trước kia, nhiều nhà thấp lắm, nhưng hình ảnh đó đã thay đổi rồi. Dáng dấp đô thị mới dần hiện lên rõ nét, mang đến cho phố núi một sự phát triển đáng kinh ngạc.

Nhưng phố núi Kon Tum không mất đi sự yên bình vốn có. Ai muốn lặng lẽ hãy đi trên những con đường quanh co mà trầm lắng. Không hổ danh là nơi để sống chậm. Hoa bên đường cứ thế tỏa ra mùi hương dễ chịu, lập thành ranh giới giữa trung tâm sôi động và nơi để bâng khuâng, xao xuyến. Đó là mùi của nhà rông, của cuộc sống đồng bào Tây Nguyên hiền hòa mà tôi chỉ hình dung qua vô tuyến, qua sách vở. Trong những câu chuyện tuổi thơ, đất Kon Tum luôn hiện lên hồn nhiên trong tâm trí. Hồn nhiên như đôi mắt sơn nữ sao mà long lanh đến thế.

Măng Đen- Mùa hoa anh đào. Ảnh Ban Nguyễn

Đó là một đô thị đặc biệt. Bạn bè từng du lịch nơi đây quả thực đều cảm nhận như thế. Xa xa là một chiếc xe bò chỉ thấy ở vùng nông thôn xưa cũ. Trên xe là mía, chắc họ chở về làng. Thong dong trên đường, thong dong cảm nhận cái không khí chậm rãi, nơi mà nhịp sống cuồng quay đô thị dường như không ảnh hưởng, không xóa tan đi dược nếp sống, nếp người của đồng bào. Đó là làng, là nét văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên mà chẳng nơi nào có được. Đến làng, được bắt tay già làng có lẽ là trải nghiệm thú vị nhất trong chuyến đi đến Kon Tum này. Nhiều người đã nghĩ bản sắc làng rồi sẽ bị phai nhòa đi trong thời đại mới, nhưng không, làng ở đây sống như nó vốn thế, từ trang phục đến sinh hoạt, canh tác. Và rượu cùng đồ ăn đậm chất Tây Nguyên.

   Cầu treo Kon Klor-Điểm check in nổi tiếng của Kon Tum. Ảnh Ban Nguyễn

Ở Kon Tum, không thiếu nơi để trải nghiệm. Chỉ cần một ly cà phê nguyên bản quyến rũ, đượm nồng là đủ dể hiểu thêm một chút về nơi dây. Phố mà không hẳn là chỉ có phố. Câu chuyện đậm chất núi rừng Tây Nguyên luôn cất lên trên những con đường này, dẫn dắt du khách đến phương trời cảm xúc. Có người khoe đã được đi thuyền trên sông Đăk Bla, rồi thấy mấy cô gái rất xinh, đeo trên lưng những chiếc gùi “hàng thật”. Lạ lẫm đối với người miền xuôi nhưng chỉ là cuộc sống thường ngày của họ mà thôi. Đó là câu kết luận của một người dân bản địa. Rõ ràng là thế, nhưng chính sự giản dị mà nên thơ ấy mới là hình ảnh mà ai trong chúng tôi cũng nhớ thiết tha.  

Kon Tum sống chậm, cũng bởi con người nơi đây hiền hậu và chân thành. Từ người bán hàng ăn trên phố, từ cậu bé vồn vã chỉ đường cho du khách đến chủ quán cà phê hết lòng mời thêm khách mà không tính tiền. Những con người Kon Tum họ giản dị thế thôi. Giữa trùng rừng núi, Kon Tum hiện lên không chỉ bằng đô thị, bằng cảnh đẹp. Đó còn là tình người, là sự đoàn kết của cộng đồng mang bản sắc văn hóa độc đáo.

Kon Tum níu chân du khách, đó là cảm nhận thường thấy của người đã du hành qua nơi đây. Cũng phải thôi, văn hóa không thể dùng ngày một ngày hai để cảm nhận hết. Phải cần nhiều lần mới thấy được một chút ẩn chứa trong sự trầm lắng mà sôi nổi trên miền cao nguyên.

 Tác giả: Đinh Thành Trung- Hà Nội

Ảnh: Ban Nguyễn.

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Sáng 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và nhà tài trợ.

Độc đáo đàn T’rưng nước của người Gia Rai

Với những người yêu mến văn hóa truyền thống của các DTTS, mỗi lần gặp nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) lại thêm một sự bất ngờ, thú vị. Lần này, điều mới mẻ, đáng ngưỡng mộ chính là anh đã làm sống lại đàn T’rưng nước của người Gia Rai.

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.