Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Gắn kết du lịch với dược liệu


Ngày đăng: 24-05-2022

Phát triển du lịch gắn với lợi thế về dược liệu đang nổi lên như một hướng đi mới đầy triển vọng. Tuy nhiên, thực tế có thể không dễ dàng như trên lý thuyết.

Du lịch gắn với dược liệu đang là một xu hướng mới trong xã hội hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám phá cũng như bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bằng dược liệu của du khách.

Dưới góc độ kinh tế, việc phát triển du lịch gắn với dược liệu là một hướng đi đầy tiềm năng, bởi không chỉ khai thác được giá trị văn hóa, thế mạnh tự nhiên, xã hội của các địa phương, mà còn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển dựa trên du lịch và thế mạnh dược liệu.

Ở tỉnh ta, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế điều tra về tiềm năng dược liệu trong suốt 3 năm. Báo cáo công bố sau đó cho biết, tỉnh Kon Tum có 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc. Trong đó, ngoài sâm Ngọc Linh, còn có nhiều loài dược liệu có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao, như đảng sâm, đương quy, ngũ vị tử...

Các đoàn khảo sát còn ghi nhận một số cây thuốc mang tính đặc trưng riêng của đồng bào DTTS tại chỗ như prác, tà liền chuông, gừng lúa… Chưa kể rất nhiều loại cây dược liệu khác được nhân dân sử dụng trị bệnh chưa được định danh.

Những năm gần đây, với việc xây dựng và triển khai mạnh mẽ hàng loạt chủ trương, chính sách phát triển dược liệu, tỉnh ta đã phát triển được khoảng 2.416,5ha dược liệu, gồm 1.240,7ha sâm Ngọc Linh, 2.664ha dược liệu khác (đảng sâm, đương quy, nghệ vàng, sa nhân...).

Mặt khác, đồng bào các DTTS tại chỗ, với nhiều kinh nghiệm trong chế biến thuốc và chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền gắn với bài thuốc truyền thống cũng là một ưu điểm tiềm năng cho sự phát triển của dược liệu gắn với du lịch cộng đồng.

Tôi không thể nhớ chính xác định hướng phát triển du lịch gắn với dược liệu được tỉnh ta quan tâm và đặt ra từ khi nào. Nhưng chắc chắn rằng, tại Hội nghị Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác (được tổ chức từ ngày 4-7/9/2018), lãnh đạo tỉnh từng chia sẻ ý tưởng khai thác lợi thế dược liệu, nhất là sâm Ngọc Linh, để phát triển du lịch. 

Đến tháng 12/2018, một trong những hoạt động được mong chờ nhất trong khuôn khổ Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4 năm 2018 chính là tour tham quan vườn sâm Ngọc Linh của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô.

Tham quan vườn sâm Ngọc Linh. Ảnh: HL

Mới đây, nằm trong chuỗi sự kiện của Diễn đàn “Du lịch Kon Tum- Tiềm năng và triển vọng” (ngày 24/4/2022), huyện Tu Mơ Rông đã tổ chức Diễn đàn sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch; tour du lịch khám phá vườn sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum với tên gọi “Hành trình về miền Quốc bảo”.

Có thể nói, những yếu tố từ tự nhiên, sinh thái, vị trí địa lý đến xã hội, con người, giá trị văn hóa, tri thức truyền thống bản địa cho thấy, thúc đẩy xu hướng kết hợp các tour, tuyến du lịch ngắn ngày kết hợp với sản xuất dược liệu là một hướng đi nhiều triển vọng.

Tuy nhiên, thực tế có thể không dễ dàng như trên lý thuyết.  

Theo các chuyên gia, yếu tố đầu tiên là sự “bị động” khi các tour, tuyến chưa được “định hình” một cách ổn định, mà còn phải dựa vào các sự kiện, nên khi sự kiện kết thúc, các tour cũng “im” luôn.

Ví dụ thực tế là tour tham quan vườn sâm Ngọc Linh được tổ chức tháng 12/2018. Nhưng sau khi kết thúc, những người quan tâm đến tour du lịch này, muốn được "nhìn tận mắt, sờ tận tay" nơi trồng và chăm sóc "Quốc bảo" sâm Ngọc Linh phải thất vọng vì đó là tour duy nhất. 

Một vấn đề nữa là khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhất là đường lên vườn sâm và nơi nghỉ ngơi cho du khách.

Đoàn Caravan lên thăm vườn sâm Ngọc Linh. Ảnh: HL

Trong Hành trình về miền Quốc bảo mới đây, đoàn Caravan đã phải vượt trên 40km đường đèo dốc để khám phá vườn sâm. Một cung đường không dễ vượt qua, ngay cả với những tay lái “già giơ”, với dàn xe khỏe, nói gì đến những đoàn du khách thông thường?

Muốn lên các điểm trồng sâm của hộ gia đình càng không dễ dàng gì. Đi bộ, leo núi, băng rừng hàng tiếng đồng hồ là chuyện thường.

Cuối cùng, các doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh nói riêng, trồng dược liệu nói chung cũng e ngại khi khai thác du lịch.

Một trong những yếu tố cần thiết nhất cho sâm và dược liệu phát triển là đảm bảo môi trường sinh thái. Việc khách du lịch “đổ xô” đến để tham quan vườn sâm không làm nhà sản xuất hài lòng, bởi đi theo đó là nhiều hệ lụy, như rác thải, những tác động vật lý, hóa học khác, dẫn đến nguy cơ phá vỡ môi trường tự nhiên.

Vì vậy, để chắp nối “mối lương duyên” giữa du lịch và dược liệu, bên cạnh cơ chế, chính sách của tỉnh, các địa phương cũng cần xây dựng và  thực thi, thúc đẩy hoạt động du lịch kết hợp với đầu tư sản xuất, kinh doanh các mô hình du lịch dược liệu phù hợp.

Ví dụ như huyện Tu Mơ Rông, cần xây dựng hệ thống homestay để khi tham quan vườn sâm, du khách có chỗ dừng chân, nghỉ ngơi. Cân nhắc về thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu sản phẩm dược liệu.

Hình thành các nhóm nhân viên chuyên sâu cho mảng du lịch dược liệu (trồng, chế biến sản phẩm, thương hiệu..). Trong đó, khuyến khích, thu hút người DTTS tại chỗ có kinh nghiệm về dược liệu.

Một trong những thách thức lớn cần phải giải quyết là khắc phục tính nhỏ lẻ, tự phát trong phát triển vùng trồng dược liệu.

Theo đó, bên cạnh hình thành một số vùng trồng dược liệu tập trung, như vùng trồng sâm Ngọc Linh tại Tu Mơ Rông, Đăk Glei; vùng trồng sâm dây tại Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông; vùng trồng sa nhân tím tại Sa Thầy, thành phố Kon Tum, cần tạo vùng dược liệu từ liên kết của hơn 1.165 hộ gia đình và 30 nhóm hộ đang trồng sâm dưới tán rừng tự nhiên hiện nay.         

Nguồn: Báo Kon Tum - Hồng Lam

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đăk Na (Kon Tum) - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.

Kon Tum tổ chức họp báo về Tuần Văn hóa - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.

Chiều ngày 19/11 tại tòa nhà A khu hành chính tỉnh Kon Tum, Ban Tổ chức Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5 và Liên hoan Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ 2, năm 2024 đã tổ chức buổi họp báo để cung cấp thông tin tuyên truyền, quảng bá các sự kiện tại Ngày hội.

Mùa hoa dã quỳ

Tháng Mười Một, hoa dã quỳ ở Tây Nguyên bắt đầu bung hoa khoe sắc vàng rực rỡ. Từng cánh hoa mỏng manh đung đưa trong gió khoe sắc dưới tiết trời se lạnh mới đẹp làm sao.

Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả liên kết, hợp tác phát triển du lịch và khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch tại tỉnh Đắk Lắk