Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Hướng dẫn tạm thời việc phòng chống dịch COVID-19 tại các sự kiện tập trung đông người


Ngày đăng: 09-05-2021

Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24tháng 4năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường thực hiện phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Để tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là tại các sự kiện tập trung đông người, Sở Y tế hướng dẫn tạm thời việc phòng, chống dịch COVID-19 tại các sự kiện tập trung đông người trên địa bàn tỉnh, như sau:

1 .Khái niệm sự kiện tập trung đông người: Sự kiện tập trung đông người là sự kiện có kế hoạch hoặc tự phát, trong nhà hoặc ngoài trời, với 10 người trở lên tham dự như một sự kiện cộng đồng hoặc tụ họp, buổi biểu diễn, hòa nhạc, lễ hội, hội nghị, đồng diễn, diễu hành, đám cưới, sự kiện thể thao...

2. Một số nguyên tắc chung phòng chống dịch COVID-19

-Hiện nay, COVID-19 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là thực hiện nghiêm yêu cầu phòng chống dịch theo thông điệp 5K của Bộ Y tế (khẩu trang -khử khuẩn -khoảng cách -không tập trung -khai báo y tế); tiêm vắc xin phòng COVID-19; phát hiện sớm, cách ly ca bệnh, cách ly người tiếp xúc.

-Toàn bộ người dân phải thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và bắt buộc tại nơi công cộngtheo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của ngành Y tế.

-Hướng  dẫn  này  áp  dụng  trong  điều  kiện bình  thường  của  công  tác phòng, chống dịch COVID-19. Khi xảy ra dịch COVID-19 hoặc có yếu tố nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng thì thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

 3. Trách nhiệm thực hiện

3.1. Trách nhiệm của người tham gia sự kiện tập trung đông người:

-Không đến tham gia sự kiện tập trung đông người khi đang trong thời gian cách ly y tế hoặc đang được theo dõi, giám sức khỏe sau cách ly y tế hoặc có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, mệt mỏi, đau người, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác hoặc viêm phổi.

- Bắt buộc đeo khẩu trang trong suốt thời gian tham gia sự kiện tập trung đông người (trừ lúc ăn, uống).

- Hạn chế nói chuyện to, bắt tay, tránh giao tiếp với người khác từ bàn này sang bàn khác, từ khu vực này sang khu vực khác nếu không cần thiết; hạn chế tiếp xúc với trang thiết bị, dụng cụ tại sự kiện tập trung đông người nếu không cần thiết.

- Giữ khoảng cách an toàn (khuyến cáo tối thiểu 01 mét)khi xếp hàng tại lối vào, ra, quầy thanh toán...;khuyến cáo giữ khoảng cách an toàn trong di chuyển, nói chuyện, ăn uống, tiếp xúc...

-Vệ sinh tay vớidung dịch sát khuẩn trước khi vào tham gia sự kiện tập trung đông người, khi ra về và những khi cần thiết.

- Không khạc nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

-Thông báo kịp thời cho Ban tổ chức, đơn vị tổ chức sự kiện, nhân viên, quản lý nhà hàng... khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở.

- Khuyến khích cài đặt và bật ứng dụngBluezone(truy vết), ứng dụng khai báo y tế trong suốt thời gian tham gia sự kiện nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.

- Khuyến khích người tham gia thanh toán bằng các hình thức trực tuyến, qua thẻ, ví điện tử; hạn chế sử dụng tiền mặt.

-Tuân thủ các quy định phòng chống dịch COVID-19 của đơn vị tổ chức sự kiện, địa phương nơi tổ chức sự kiện (nếu có).

-Thực hiện nghiêm túc khai báo y tế, lịch trình cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, lực lượng chức năng khi có yêu cầu.

3.2. Trách nhiệm của nhân viên phục vụ tại sự kiện tập trung đông người:

- Không đi làm khi đang trong thời gian cách ly y tế hoặc đang được theo dõi, giám sức khỏe sau cách ly y tế hoặc có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, mệt mỏi, đau người, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác hoặc viêm phổi.

-Bắt buộc đeo khẩu trang trong suốt thời gian tham gia phục vụ sự kiện tập trung đông người (trừ lúc ăn, uống).

-Thường xuyên vệ sinhtay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước, trong, sau khi làm việc;trước khi đến làm việc, sau khi ra về và những khi cần thiết.

- Không bắt tay, hạn chế tiếp xúc với khách hàng, người tham dự (nếu có thể), giữ khoảng cách an toàn (khuyến cáo tối thiểu 01 mét) khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, người tham dự.

- Phải cài đặt và bật ứng dụng Bluezone, ứng dụng khai báo y tế trong suốt thời gian phục vụ nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.

-Không khạc nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

-Thông báo kịp thời cho đơn vị quản lý, người cung cấp dịch vụ khi phát hiện trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.

-Tuân thủ các quy định phòng chống dịch COVID-19 riêng của đơn vị quảnlý, người cung cấp dịch vụ (nếu có).

-Thực hiện nghiêm túc khai báo y tế, lịch trình cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, lực lượng chức năng khi có yêu cầu.

3.3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức, quản lý sự kiện tập trung đông người:

- Cân nhắc, xem xét, hạn chế tổ chức sự kiện tập trung đông người khi không cần thiết, đặc biệt những sự kiện tập trung trên 500 người.

- Kiểm soát chặt chẽ các trường hợp có yếu tố nguy cơ, bao gồm: Người có đến/ở/về từ các địa phương (huyện và tương đương) đang có ca COVID-19 cộng đồng(mà chưa khai báo y tế); người đang cách ly y tế tại nhà; người đang được theo dõi, giám sát sức khỏe tại nhà sau cách ly y tế; người nhập cảnh trái phép; người tiếp xúc với người nhập cảnh trái phéphoặc đang cách ly y tế hoặc đang được theo dõi, giám sát sức khỏe tại nhà sau cách ly y tế; người đang có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, mệt mỏi, đau người, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác hoặc viêm phổi...

- Phải có phương án, phân công nhiệm vụ xử lý các tình huống khẩn cấp trong phòng chống dịch COVID-19.

-Thiết lập đường dây nóng, phổ biến, bố trí bảng có số điện thoại liên hệ của Ban tổ chức, đơn vị tổ chức sự kiện tập trung đông người, cơ quan y tế, chính quyền địa phương... ở nơi dễ quan sát để kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp, khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở.

-Thiết lập hệ thống camera quan sát tại cửa ra vào, bên trong hội trường, nơi diễn ra sự kiện tập trung đông người để thuận tiện điều tra, xác minh các trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp nghi ngờ/mắc COVID-19.

- Hướng dẫn, nhắc nhở khách hàng, người làm việc, người tham dự...thực hiện nghiêmyêu cầu phòng chống dịch theo thông điệp 5K của Bộ Y tế (khẩu trang -khử khuẩn -khoảng cách -không tập trung -khai báo y tế); nhất là thực

hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và bắt buộc nơi công cộng theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của ngành Y tế, sát khuẩn tayvà giữ khoảng cách an toàn (khuyến cáo tối thiểu 01 mét).

- Nếu sự kiện tổ chức trong trung tâm thương mại, siêu thị có nhà hàng, khu ăn uống thì áp dụng các biện pháp phòng chống dịch đối với cơ sở ăn, uống theo quy định.

- Bố trí người đón tiếp, hướng dẫn y tế, đo thân nhiệt nếu phát hiện trường hợp có sốt, ho,thì đề nghị không tiếp tục tham dự, thông báo ngay cho cơ quan y tế và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.

- Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện, xà phòng tại các khu vệ sinh.

- Bố trí đủ thùng đựng rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.

-Có hình thức khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng dịch vụ, ưu tiên áp dụng các hình thức thanh toán trực tuyến, thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử; khuyến khích khách hàng cài đặtvà bật ứng dụng Bluezone, ứng dụng khai báo y tế.

- Phối hợp với các cơ quan y tế và chính quyền địa phương triển khai các hoạt động phòngchống dịch COVID-19, đặc biệt khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.

-Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan lập hoặc cung cấp danh sách người có trách nhiệm, Ban Tổ chức, nhân viên phục vụ, người tham dự sự kiện tập trung đông người để phục vụ công tác điều tra, truy vết và các công tác cần thiết theo quy định.

-Đối với các sự kiện tập trung đông khách du lịch, yêu cầu các đơn vị đón khách (lữ khách, khách sạn, khu điểm du lịch, nhà hàng, cơ sở mua sắm...) có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ thông tin lịch trình du khách (kể cả thời gian hoạt động tự do) để cung cấp cho cơ quan chức năng (phục vụ điều tra truy vết) khi có trường hợp nghi ngờ/mắc COVID-19 (nếu có).

-Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cài đặt và bật ứng dụng Bluezone, ứng dụng khai báo y tế, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 cho người làm việc,khách hàng, người tham dự như bố trí đặt biển hướng dẫn các quy định về phòng chống dịch...

-Vệ sinh, khử trùngbằng dung dịch Chloramin B nồng độ0,1% Clo hoạt tính: Đối với các sự kiện, hoạt động tập trung đông người có thời gian ngắn từ 01-02 ngày thì tổ chức vệ sinh bề mặt/phun khử trùng khu vực tổ chức trước và sau khi tổ chức; đối với sự kiện, hoạt động tập trung đông người có thời gian trên 02 ngày và tại các nơi/cơ sở thường xuyên tập trung đông người thì phải thường xuyên vệ sinh bề mặt và định kỳ phun khử trùng.

4. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế:

- Hướng dẫn, hỗ trợ cơ quan, đơn vị tổ chức, quản lý sự kiện tập trung đông người xây dựng phương án, phân công nhiệm vụ xử lý các tình huống khẩn cấp và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các sự kiện tập trung đông người.

 -Khi tiếp nhận thông tin về tổ chức sự kiện tập trung đông người, chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực trong công tác phối hợp phòng chống dich COVID-19 như: Điều tra, truy vết, khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm, điều trị....

5. Đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương:

-Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đối với các sự kiện tập trung đông người thuộc địa bàn và phạm vi quản lý.

- Có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về phòng chống dịch COVID-19 tại sự kiện tập trung đông người theo quy định của pháp luật

TTTTXTDL.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Sáng 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và nhà tài trợ.

Độc đáo đàn T’rưng nước của người Gia Rai

Với những người yêu mến văn hóa truyền thống của các DTTS, mỗi lần gặp nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) lại thêm một sự bất ngờ, thú vị. Lần này, điều mới mẻ, đáng ngưỡng mộ chính là anh đã làm sống lại đàn T’rưng nước của người Gia Rai.

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.