Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Kon Plông: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn


Ngày đăng: 12-09-2024

Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kon Plông đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 19/4/2016 về “Đẩy mạnh phát triển Khu du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông đến năm 2025”. Đến nay, sau hơn 8 năm thực hiện, các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra.

 

Đồng chí Đào Duy Khánh - Bí thư Huyện ủy Kon Plông khẳng định, sau 8 năm thực hiện Nghị quyết 02, tăng trưởng từ các hoạt động du lịch của huyện tăng; việc đầu tư cho phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm; kết cấu hạ tầng dần hoàn thiện, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư lớn đến gắn bó lâu dài. Người dân đã quan tâm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.

Nghị quyết 02 đặt ra mục tiêu “đến năm 2025, du lịch Kon Plông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc trưng, chất lượng cao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra trong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh và huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

Du khách thưởng ngoạn vẻ đẹp Măng Đen. Ảnh: D.N

Bám sát mục tiêu này, Huyện ủy Kon Plông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đa dạng các loại hình du lịch phù hợp với lợi thế vùng Măng Đen dựa trên điều kiện tự nhiên và văn hóa sẵn có. Trước hết là phát triển loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa để tạo sản phẩm đặc thù, độc đáo, tạo điểm đến đặc trưng, mở ra khả năng kết nối sản phẩm du lịch trong cả nước.

Đồng thời, kêu gọi các dự án về du lịch có quy mô và chất lượng, phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống. Cùng với đó là hình thành hệ thống các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch.

Với nhiều giải pháp, đến nay các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt so với Nghị quyết. Tiêu biểu như số lượng khách du lịch đến với Măng Đen tăng mạnh, từ năm 2016 đến nay, đón gần 3,5 triệu lượt khách (vượt xa so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 835.000 lượt khách đến năm 2025), trong đó có gần 35.000 lượt khách quốc tế. Nguồn thu từ du lịch cũng tăng mạnh trong mấy năm gần đây, trong đó năm 2022 thu 180 tỷ đồng, năm 2023 thu 110 tỷ đồng, dự kiến năm 2024 thu 240 tỷ đồng.

Thu hút được doanh nghiệp lớn tới đầu tư xây dựng hệ thống các nhà hàng, khách sạn và khu vui chơi đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống, giải trí cho du khách. Hiện toàn huyện có 105 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú ở nhiều loại hình khác nhau như resort, khách sạn, homestay, nhà nghỉ (tăng 85 cơ sở so với kế hoạch), trong đó có hơn 1.200 phòng nghỉ (đạt 240% so với Nghị quyết đề ra cho cả giai đoạn 2016-2025), đảm bảo phục vụ cho khoảng 5.500 khách lưu trú, nghỉ dưỡng mỗi ngày. Công suất sử dụng phòng đạt 65-70%, tăng từ 30-40% so với kế hoạch đề ra; các kỳ nghỉ lễ, công suất sử dụng phòng thường ở mức 100%. Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2016-2023 đạt khoảng 574 tỷ đồng.

Ngoài các khách sạn, cơ sở lưu trú, huyện có các làng du lịch cộng đồng; các homestay của các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu lưu trú, trải nghiệm của du khách.

Bản sắc văn hóa được giữ gìn, phát huy là điểm độc đáo tạo ấn tượng cho du khách. Ảnh: DN

Các điểm du lịch được đầu tư, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả. Hiện trên địa bàn huyện có 7 điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận (vượt 4 điểm so với Nghị quyết đề ra). Khu Đức Mẹ Măng Đen, hồ Toong Rpoong (hồ Đăk Ke) đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch mới.

Các loại hình du lịch được phát triển theo hướng đa dạng như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa - tâm linh và du lịch, thể thao, dã ngoại. Ngoài ra, còn có các loại hình du lịch thương mại như tham quan, trải nghiệm các trang trại nông nghiệp công nghệ cao, các cửa hàng bày bán sản phẩm đặc trưng của địa phương và các điểm trồng dược liệu dưới tán rừng.

Song song với phát triển các loại hình du lịch, huyện chú trọng kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đảm bảo đồng bộ. Theo đó, các tuyến giao thông huyết mạch kết nối các điểm khu du lịch, giao thông nội vùng được đầu tư, nâng cấp. Như Quốc lộ 24 đoạn qua trung tâm huyện dài 5 km được nâng cấp mở rộng mặt đường 11m; đoạn từ trung tâm huyện đến xã Hiếu với quy mô đường cấp III miền núi, tạo điều kiện thuận lợi việc giao thông giữa Măng Đen và các vùng phụ cận; sửa chữa, nâng cấp trên 31km đường kết nối đến các điểm du lịch; 100% xã có đường ô tô đi được 2 mùa.

Để chủ động nguồn nhân lực làm du lịch, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, hướng nghiệp nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch; các trường học mở 41 lớp truyền dạy cồng chiêng nhằm bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng và phục vụ khách du lịch khi có nhu cầu. Ngoài ra, thu hút sinh viên mới ra trường có trình độ hiện đang làm việc tại các thành phố có ngành du lịch phát triển như Đà Nẵng, Nha Trang về làm việc tại địa phương.  

 “Với những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết 02 đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện và là tiền đề quan trọng để Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XIX xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2021-2025 và thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 18/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”- Bí thư Huyện ủy Đào Duy Khánh khẳng định.    

Báo Kon Tum - Đăng ngày 12/09/2024

Dương Nương

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đăk Na (Kon Tum) - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.

Kon Tum tổ chức họp báo về Tuần Văn hóa - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.

Chiều ngày 19/11 tại tòa nhà A khu hành chính tỉnh Kon Tum, Ban Tổ chức Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5 và Liên hoan Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ 2, năm 2024 đã tổ chức buổi họp báo để cung cấp thông tin tuyên truyền, quảng bá các sự kiện tại Ngày hội.

Mùa hoa dã quỳ

Tháng Mười Một, hoa dã quỳ ở Tây Nguyên bắt đầu bung hoa khoe sắc vàng rực rỡ. Từng cánh hoa mỏng manh đung đưa trong gió khoe sắc dưới tiết trời se lạnh mới đẹp làm sao.

Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả liên kết, hợp tác phát triển du lịch và khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch tại tỉnh Đắk Lắk