Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Làm Du lịch cộng đồng cần hướng tới tư duy sáng tạo


Ngày đăng: 31-01-2021

(Tạp chí Du lịch) - Tư duy khi làm du lịch cộng đồng (DLCĐ) không chỉ suy diễn logic và suy luận quy nạp, mà cần hướng tới tư duy sáng tạo.

Nhận định này được Trưởng khoa Du lịch học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội Phạm Hồng Long nêu ra trong tham luận tại Hội thảo liên quốc gia về “Du lịch cộng đồng - Nâng cao năng lực quản trị và tiếp cận thị trường - Trao đổi kinh nghiệm giữa Việt Nam và Thái Lan”.

Hội thảo vừa được Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) phối hợp với Quỹ Toyota tổ chức tại Hà Nội. Đông đảo các chuyên gia trong nước, quốc tế cùng các doanh nghiệp du lịch tham dự. Hội thảo nhằm hướng đến việc nâng cao năng lực cho những đơn vị, cá nhân làm du lịch cộng đồng thông qua chia sẻ những thành công điển hình, tạo nền tảng nâng cao năng lực và hỗ trợ tiếp cận thị trường.

Theo bà Phạm Kiều Oanh - Giám đốc CSIP, du lịch cộng đồng ở Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên phát triển chưa đồng đều, thống nhất giữa các địa phương. Trong hai năm 2019 và 2020, được sự hỗ trợ của Quỹ Toyota (Nhật Bản), CSIP đã nâng cao năng lực cho các đơn vị, cá nhân làm du lịch cộng đồng. Những kinh nghiệm từ dự án đã thúc đẩy quá trình vận động chính sách và các đối tác trong việc tạo dựng một môi trường thuận lợi nhằm phát triển du lịch cộng đồng, từ đó tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương ở cả hai nước.

Tại hội thảo, với 2 phiên gồm: Trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng; marketing cho du lịch cộng đồng và du lịch cộng đồng trong và sau ảnh hưởng của COVID-19, các đại biểu đã được nghe báo cáo tổng kết các hoạt động và kết quả đã đạt được của Dự án và cùng thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm, tiến tới thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch cộng đồng.

Trong tham luận của mình, Trưởng khoa Du lịch học Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, PGS.TS Phạm Hồng Long cho rằng, phát triển DLCĐ có nhiều khó khăn, thách thức, mà thách thức lớn nhất đó là “phát triển quá nhanh” và “quá nóng”. DLCĐ là loại hình du lịch mang yếu tố bền vững; là loại hình Du lịch giúp cho cộng đồng chuyển đổi từ hình thức “nâu” sang “xanh”. DLCĐ giúp cho người dân cải thiện mức sống, xóa đói giảm nghèo và chia sẻ thịnh vượng giữa các địa phương, khu vực. “Nông thôn, văn hóa và nét sinh hoạt của Việt Nam có những giá trị đáng tự hào trên thế giới. Phát triển DLCĐ là phải phát huy được các tài nguyên du lịch này một cách đa chiều, đa lớp để phát triển dịch vụ sao cho du lịch cộng đồng bằng du lịch “về nhà”.

Tức là phải tạo được cho du khách cảm giác “về nhà” trong mỗi chuyến đi.  Nơi trở về trong du lịch “về nhà” là nơi tạo được cảm giác thân thuộc của quê hương.  Ở đó chúng ta có thể gặp gỡ với những người mà sau đó mình mong muốn được gặp lại lần nữa – ông Long nhấn mạnh.

Còn theo ông Phạm Hải Quỳnh, Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam, để tiếp cận và phát triển thị trường cho du lịch cộng đồng cần phải giải quyết được 7 vấn đề cơ bản. Cụ thể, về chính sách phát triển, cần hỗ trợ các thủ tục quản lý, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, chính sách đầu tư hạ tầng…; Tránh trùng lặp sản phẩm, tránh ảnh hưởng đến môi trường, hoàn chỉnh và thực hiện các chính sách hỗ trợ; Tạo bản sắc phù hợp với địa phương điểm đến, liên kết tương trợ giữa các địa phương trong bối cảnh COVID-19; Làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa người dân và doanh nghiệp lữ hành, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm; Các tổ chức và chuyên gia về du lịch cộng đồng cần cung cấp đào tạo các kỹ năng về dịch vụ du lịch, nâng cao năng lực cho cộng đồng. Đặc biệt là công tác cải tạo, vận hành và quảng bá các mô hình DLCĐ, các hoạt động marketing, đánh giá năng lực… Trong đó, xây dựng cơ sở hạ tầng, kết nối các địa phương nhằm nâng cao nhận thức về loại hình du lịch này cho cộng đồng địa phương.

Được biết, Hội thảo là một phần của Dự án “Du lịch cộng đồng - Nâng cao năng lực quản trị và tiếp cận thị trường - trao đổi kinh nghiệm giữa Việt Nam và Thái Lan”. Dự án được thực hiện đồng thời tại 2 nước Việt Nam và Thái Lan với đơn vị triển khai dự án tại Việt Nam là CSIP và Sapa O Chau; tại Thái Lan là Change Fusion và Local Alike. Trong khuôn khổ dự án, 37 đại diện cho các tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực du lịch cộng đồng của hai nước đã tham gia hai chuyến học tập tại Việt Nam và Thái Lan.

Cùng với đó, dự án góp phần xây dựng kiến thức chung về du lịch cộng đồng thông qua việc tổ chức hội thảo chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa hai nước, đồng thời, biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn làm du lịch cộng đồng chung của Việt Nam và Thái Lan, và 02 tài liệu trường hợp điển hình về du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, hoạt động kết nối các cụm du lịch cộng đồng ở hai nước với thị trường trong khu vực cũng được diễn ra thông qua các nền tảng trực tuyến.

Đoàn Hoa

Nguồn: Tạp chí du lịch

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Khu Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn du lịch Kon Tum

Triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Chư Mom Ray giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu xây dựng Vườn quốc gia trở thành điểm du lịch hấp dẫn, chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch đa dạng, mang đậm bản sắc riêng của Vườn quốc gia Chư Mom Ray; tạo ra nguồn thu bền vững cho Vườn quốc gia cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân...

Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024: “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

(Tạp chí Du lịch) - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) vừa họp báo thông tin về Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024.

Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội năm 2024 “Du lịch chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”

Ngày 11/04/2024, tại Trung tâm triển lãm quốc tế Hà Nội (I.C.E Hà Nội) quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội diễn ra khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - Vietnam International Travel Mart (VITM) 2024. Với chủ đề: “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”

KON TUM THAM GIA NGÀY HỘI DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2024

Ngày 4/4/2024, tại Công viên 23/9, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Du lịch TPHCM lần thứ 20 với chủ đề "20 năm - Hành trình sống động.