Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Nghị quyết của Chính phủ: Đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới


Ngày đăng: 19-05-2023

VHO- Ngày 18.5, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết 82/NQ-CP Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Nghị quyết nêu rõ: Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững; tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam…

Cơ cấu lại ngành Du lịch theo hướng chuyên nghiệp

Theo Nghị quyết này, để ngành Du lịch phát triển trọng tâm, trọng điểm, với phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hiệp hội nghề nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi thẩm quyền tổ chức thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp. 

Trong đó, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững; tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các khu du lịch quốc gia; phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch…

Chính phủ giao Bộ VHTTDL tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch. Tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển nhanh thị trường du lịch nội địa, tạo nền tảng cho tăng trưởng bứt phá trong ngắn hạn. Đa dạng hóa, khai thác hiệu quả thị trường nguồn khách quốc tế lớn, chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày, phát triển phân khúc khách theo các sản phẩm chuyên đề mà Việt Nam có thế mạnh; tăng cường nghiên cứu, nắm bắt những xu hướng du lịch mới và đưa ra các chính sách kịp thời, phù hợp. 

Tăng cường công tác thống kê du lịch, triển khai điều tra thông tin khách du lịch theo Chương trình điều tra thống kê quốc gia; tiếp tục triển khai áp dụng Tài khoản vệ tinh du lịch theo khuyến nghị của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO); tính toán đầy đủ, chính xác đóng góp của du lịch trong GDP.

Xây dựng và triển khai Chương trình hành động du lịch xanh giai đoạn 2023 - 2025, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội tại các điểm đến du lịch trọng điểm theo định hướng “Điểm đến du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện”.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ VHTTDL cơ cấu lại các hoạt động du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của Việt Nam, đáp ứng với xu thế toàn cầu và thích ứng với những biến động của kinh tế thế giới.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ VHTTDL và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách đột phá để huy động các nguồn lực, cơ cấu lại ngành Du lịch để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu phục hồi, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng ngành và địa phương. Thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư chiến lược, phát triển các tổ hợp vui chơi, nghỉ dưỡng, trung tâm du lịch quốc tế và các ngành dịch vụ hỗ trợ du lịch như hàng không, cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, dịch vụ bán lẻ để thúc đẩy chi tiêu của du khách.

Tập trung liên kết phát triển sản phẩm, thị trường; kết nối tour, tuyến, điểm du lịch trong vùng và liên vùng. Hình thành mô hình liên kết giữa các địa phương, có sự tham gia của cơ quan du lịch quốc gia và doanh nghiệp lớn. Phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tham gia vào phát triển du lịch mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, đa sắc màu văn hóa địa phương, vùng miền; đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa trong đó coi trọng du lịch văn hóa.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đa dạng hóa hình thức, sản phẩm du lịch, chú trọng liên kết giữa du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị, gắn với phát triển xanh, bền vững và phương châm “lấy trải nghiệm của khách du lịch làm trung tâm”. Tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối, quy chế hoạt động, kế hoạch hành động vùng, liên vùng trong phát triển du lịch, bảo đảm đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế; bám sát định hướng quy hoạch về các vùng, cực tăng trưởng, khu vực động lực, hành lang du lịch, trung tâm du lịch và các khu du lịch quốc gia. 

Hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp phát huy tính năng động, sáng tạo và vai trò động lực của doanh nghiệp trong phục hồi và phát triển du lịch. Các hiệp hội du lịch phát huy vai trò trong hỗ trợ doanh nghiệp thành viên, đẩy mạnh kết nối, giúp các doanh nghiệp cùng nhau vượt qua khó khăn, chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số, đổi mới và sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái du lịch, mô hình du lịch mới; nâng cao năng lực cạnh tranh; mở rộng thị trường.

Tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Chính phủ giao Bộ Ngoại giao thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ về công tác ngoại giao kinh tế, phục vụ phát triển đất nước, trong đó có du lịch; phát huy vai trò của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong cung cấp thông tin, quảng bá, giới thiệu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. 

Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị quyết về mở rộng diện áp dụng miễn thị thực đơn phương. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành thúc đẩy đàm phán Hiệp định miễn thị thực với các nước, đặc biệt là các đối tác có trình độ phát triển tương đồng hoặc cao hơn Việt Nam.

Bộ Công an tiếp tục hoàn thiện chính sách, tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh, đi lại cho khách du lịch quốc tế. Nghiên cứu, đánh giá và báo cáo Chính phủ về mở rộng danh sách quốc gia được cấp thị thực điện tử (E-visa). Đánh giá, tổng kết chính sách cấp thị thực điện tử, nghiên cứu mở rộng diện được cấp thị thực điện tử để báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam theo hướng bảo đảm tính thống nhất về quy định cấp thị thực điện tử và thị thực truyền thống và kéo dài thời gian tạm trú cho người nước ngoài vào Việt Nam.

Cải tiến mạnh mẽ quy trình kiểm soát thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh tại các cửa khẩu đường hàng không, bảo đảm nhanh chóng và tiện lợi nhất cho khách quốc tế đến Việt Nam. Đồng thời, có biện pháp quản lý, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Công an được giao tại Khoản 3 và Khoản 5 Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3.2023.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới, đảm bảo môi trường an ninh, an toàn, thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện công tác kiểm soát người, phương tiện xuất, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa quy trình kiểm tra, kiểm soát đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập cảnh tại các cửa khẩu biên giới đất liền và cửa khẩu cảng. Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan, địa phương đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu; phối hợp công tác phòng, chống dịch bệnh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo quy định.  

Bộ Giao thông vận tải triển khai giải pháp thúc đẩy khai thác mở rộng các đường bay quốc tế đến Việt Nam: Rà soát Hiệp định về hàng không đã ký kết với các quốc gia và vùng lãnh thổ để thúc đẩy triển khai và tạo thuận lợi hơn nữa cho các hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến Việt Nam và đến địa bàn trọng điểm du lịch của Việt Nam.

Nâng cao năng lực điều hành tại các cảng hàng không của Việt Nam, trọng tâm là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất; phát triển loại hình “thuê chuyến” phục vụ du lịch. Hỗ trợ các hãng hàng không mở thêm các đường bay mới từ các tỉnh, thành phố trung tâm đến các tỉnh, thành địa phương đang có sân bay nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận các địa phương.

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đảm bảo an toàn cho khách du lịch tham gia giao thông, sử dụng dịch vụ bổ trợ tại nhà ga, sân bay, bến cảng.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, chú trọng vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn phòng dịch.

Bộ VHTTDL phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh, phục vụ khách du lịch lưu trú và trải nghiệm dịch vụ du lịch….

Để triển khai thực hiện Nghị quyết này, Bộ VHTTDL được Chính phủ giao xây dựng kế hoạch hành động; chủ trì đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tổng hợp, đánh giá sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch thực hiện theo lĩnh vực được giao quản lý để triển khai, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong thời gian tiếp theo, gửi Bộ VHTTDL tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Xem toàn văn Nghị quyết tại đây

THUÝ HÀ

Nguồn: Báo Văn hóa (Đăng ngày 18/05/2023)

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đăk Na (Kon Tum) - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.

Kon Tum tổ chức họp báo về Tuần Văn hóa - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.

Chiều ngày 19/11 tại tòa nhà A khu hành chính tỉnh Kon Tum, Ban Tổ chức Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5 và Liên hoan Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ 2, năm 2024 đã tổ chức buổi họp báo để cung cấp thông tin tuyên truyền, quảng bá các sự kiện tại Ngày hội.

Mùa hoa dã quỳ

Tháng Mười Một, hoa dã quỳ ở Tây Nguyên bắt đầu bung hoa khoe sắc vàng rực rỡ. Từng cánh hoa mỏng manh đung đưa trong gió khoe sắc dưới tiết trời se lạnh mới đẹp làm sao.

Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả liên kết, hợp tác phát triển du lịch và khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch tại tỉnh Đắk Lắk