Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Tỉnh Kon Tum tham dự Diễn đàn xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch thúc đẩy phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây năm 2025 tại tỉnh Sekong (Lào).


Ngày đăng: 23-05-2025

Tham dự diễn đàn có đại diện lãnh đạo và doanh nghiệp các tỉnh: Đăk Lăk, Kon Tum, Quảng Trị, Quảng Nam (Việt Nam),  Sekong, Champasak, Attapeu, Salavan (Lào); Ubon Ratchathani (Thái Lan).

Phát biểu tại Diễn đàn của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp

Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của 18 tỉnh, thành của Việt Nam; 4 tỉnh Nam Lào (Champasak, Sekong, Salavan, Attapeu); tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan.

Được khởi xướng vào năm 1998, Hành lang Kinh tế Đông-Tây là chương trình hợp tác phát triển kinh tế thuộc tiểu vùng sông Mekong, là tuyến đường bộ dài 1.450km, bắt đầu từ Mawlamyine, Myanmar, kết thúc tại Đà Nẵng, Việt Nam, nối liền 4 nước thuộc bán đảo Đông Dương gồm Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Mục tiêu thành lập hành lang này là tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển giữa các quốc gia thành viên; giảm chi phí vận chuyển, thúc đẩy giao thông hàng hóa và hỗ trợ phát triển các địa phương trên tuyến.

Các Đại biểu tham dự chụp hình lưu niệm tại Diễn Đàn

Theo đó, Tại Diễn đàn, Tham gia phát biểu tại diễn đàn, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, thời gian qua, cơ chế hợp tác phát triển giữa tỉnh Kon Tum với các địa phương thuộc 03 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan được xác lập thông qua Hội nghị được tổ chức các năm trước đây đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y tăng trưởng mạnh, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu đạt hơn 406 triệu USD; Tỉnh Kon Tum hiện có 04 doanh nghiệp đang đầu tư tại Lào thông qua 04 dự án với số vốn đăng ký khoảng 24,4 triệu USD; Trường Cao đẳng Kon Tum đã ký kết hợp tác với Trường Cao đẳng nghề U-bon Rat-cha-tha-ni (Thái Lan) để đào tạo chuyên sâu đối với lĩnh vực nhà hàng, khách sạn...

Để tiếp tục đưa hợp tác giữa các địa phương đi vào chiều sâu và ngày càng hiệu quả trong thời gian tới, phát huy tiềm năng, thế mạnh, dư địa hợp tác của các bên; đồng chí đề nghị các Bên tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Biên bản ghi nhớ đã ký kết. đẩy mạnh quảng bá thông tin, tăng cường phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp các địa phương tìm hiểu, kết nối và triển khai các dự án đầu tư.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư kết nối hạ tầng kinh tế - xã hội vùng biên giới, phù hợp với các thỏa thuận song phương và đa phương về phát triển thương mại biên giới. Hỗ trợ doanh nghiệp, thương nhân, người dân các tỉnh trong khu vực thuận lợi giao thương, du lịch và hợp tác đầu tư.

Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác du lịch thông qua các cặp cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Phu Cưa và Chong Mek (Thái Lan) - Vang Tao (Lào). Đẩy mạnh liên kết du lịch qua các cặp cửa khẩu theo phương châm “Ba quốc gia một điểm đến”; xúc tiến tổ chức kết nối tour, tuyến du lịch liên vùng, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây; phát triển loại hình du lịch caravan qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Tiếp tục phối hợp tăng cường các hoạt động trao đổi đoàn; đề xuất và thúc đẩy các nội dung, dự án hợp tác cụ thể giữa các bên. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh thiết lập mối quan hệ hữu nghị và triển khai hợp tác với các đối tác của bạn trên các lĩnh vực đã thống nhất tại các thỏa thuận quốc tế. 

Tỉnh Kon Tum cam kết đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn tài sản; cung cấp các dịch vụ công tiện ích, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để các nhà đầu tư thành công, bền vững lâu dài tại tỉnh và đem sức mạnh lan tỏa, chia sẻ thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp tỉnh phát triển song hành; tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư thúc đẩy sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị; đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt.

 

 

Các Đại biểu tham dự tại Diễn Đàn

Tại diễn đàn, các đại biểu của một số tỉnh, thành của Việt Nam và các tỉnh của Lào, Thái Lan đã trình bày, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của các địa phương, đã cho thấy bức tranh tiểu vùng với những điểm kết nối chiến lược về kinh tế, nông nghiệp, logistics và du lịch. Các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam, với lợi thế đất bazan màu mỡ và khí hậu ôn hòa, đang trở thành điểm trung chuyển nông sản và hàng hóa cho khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan qua các Cửa khẩu quốc tế trong đó có cửa khẩu Quốc tế Bờ Y của tỉnh Kon Tum. Với chính sách ưu đãi đầu tư mang tính đặc thù để triển khai các dự án phát triển vùng nguyên liệu, chế biến nông sản, năng lượng tái tạo và du lịch sinh thái sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp…

Đồng thời, các đại biểu cũng nêu một số khó khăn, hạn chế, và đề xuất các nội dung hợp tác trong lĩnh vực thương mại, du lịch; thảo luận và thống nhất về những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến du lịch, thương mại, đầu tư trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây phù hợp với nhu cầu và thế mạnh của địa phương mỗi nước…

Ngoài ra tại Diễn đàn xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch: Thúc đẩy phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây năm 2025 tại tỉnh Sekong (Lào) lần này tỉnh Kon Tum đã giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp tham gia “ Hội chợ thương mại, đầu tư và du lịch Việt Nam – Lào và Lào - Việt Nam năm 2025”.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù

Triển khai Đề án phát triển đa dạng sản phẩm du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, tỉnh tập trung phát triển các loại hình như du lịch văn hóa - lịch sử, tâm linh, du lịch cộng đồng, nông nghiệp, sinh thái. Qua đó vừa phục vụ du khách, vừa góp phần gìn giữ, phát huy hiệu quả các giá trị truyền thống và tạo sinh kế cho người dân tại chỗ.

Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch

Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh không ngừng đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá nhằm từng bước nâng cao vị thế của du lịch địa phương trên bản đồ du lịch khu vực và cả nước.

Xây dựng văn hóa cồng chiêng thành sản phẩm du lịch

Những năm qua, các lễ hội gắn liền với không gian văn hóa cồng chiêng được thành phố Kon Tum tổ chức thường xuyên đã thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm.

Vận hội để du lịch Măng Đen vươn ra biển lớn

50 năm sau ngày Bắc-Nam thống nhất một nhà, vùng đất với chiến trường ác liệt Măng Bút, Măng Đen, với 7 hồ 3 thác huyền thoại khi xưa nay đang đứng trước vận hội vươn ra biển lớn khi 2 tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum được Trung ương chỉ đạo sáp nhập.