Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Xây dựng Bộ tiêu chí và đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam


Ngày đăng: 01-08-2024

(Tạp chí Du lịch) - Chiều 30/7, tại Hà Nội, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (DLQGVN) tổ chức Hội thảo Xây dựng Bộ tiêu chí và đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam. Phó Cục trưởng Cục DLQGVN Nguyễn Lê Phúc chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc, Phó Cục trưởng Nguyễn Lê Phúc cho rằng việc xây dựng phát triển chuỗi giá trị du lịch cộng đồng bền vững theo Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đang trở nên cấp thiết. Tại các vùng nông thôn, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, đem lại nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập, gia tăng tiêu thụ và giá trị hàng nông sản, góp phần giải quyết sự nghèo đói, nâng cao hiểu biết xã hội.

Phó Cục trưởng Cục DLQGVN Nguyễn Lê Phúc phát biểu

Xây dựng nông thôn mới là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du lịch tại các vùng nông thôn, trong đó có DLCĐ, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia, cải thiện các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tại khu vực nông thôn. Hoạt động DLCĐ gắn với xây dựng nông thôn mới sẽ tận dụng lợi thế hạ tầng; cơ sở sẵn có, giúp người dân có ý thức hơn trong việc bảo tồn bản sắc, truyền thống văn hóa và môi trường sống của họ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Theo đó nhằm tiếp tục tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, cơ quan quản lý về dự thảo Bộ tiêu chí, Phó Cục trưởng Nguyễn Lê Phúc mong muốn các đại biểu tập trung với các hướng nội dung: Hình thức và cấu trúc thể hiện; Các nhóm tiêu chí và nội dung cụ thể của các tiêu chí; Các bài học, kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng Bộ tiêu chí; Các giải pháp nhằm triển khai, áp dụng Bộ tiêu chí trong thực tiễn.

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, chủ nhiệm đề tài TS. Hồ Trung Thành cho biết Bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên các căn cứ cụ thể là các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản quản lý của nhà nước trực tiếp hoặc có liên quan đến phát triển du lịch, du lịch cộng đồng và xây dựng nông thôn mới (NTM) ở nước ta. Việc xây dựng Bộ tiêu chí phải bắt nguồn từ nhận thức đầy đủ về khái niệm, định nghĩa, nguyên tắc hoạt động của DLCĐ và xây dựng NTM.

Về đối tượng và phạm vi áp dụng, Bộ tiêu chí chia thành hai nhóm, (1) nhóm các điểm DLCĐ đã phát triển xây dựng NTM (2) nhóm các điểm DLCĐ mới phát triển xây dựng NTM hoặc đang được vào kế hoạch phát triển của địa phương. Theo dự thảo, cách tiếp cận chính của bộ tiêu chí là cách tiếp cận hệ thống, trên cơ sở xác định chủ thể, khách thể tại các điểm DLCĐ gắn với xây dựng NTM, nghiên cứu tập trung làm rõ mối quan hệ phát triển DLCĐ và xây dựng NTM, các đặc trưng về không gian, thời gian, tài nguyên...

Để làm căn cứ tham khảo cho việc xây dựng Bộ tiêu chí phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM, dự thảo cũng chỉ ra một số bộ tiêu chí liên quan nhằm khảo sát các tiêu chuẩn, tiêu chí như Bộ Tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN; Tiêu chuẩn quốc gia - DLCĐ: Yêu cầu về chất lượng dịch vụ; Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Qua việc khảo sát nội dung một số bộ tiêu chí kể trên, chủ nhiệm đề tài TS. Hồ Trung Thành cho rằng một số quy định của các bộ tiêu chí có nội hàm đã được xác định nhưng không đầy đủ. Do đó, việc xây dựng một bộ tiêu chí phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM làm công cụ hỗ trợ cộng đồng địa phương là cần thiết, góp phần bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá, di sản văn hoá của cộng đồng...

Kết quả nghiên cứu xây dựng nội dung Bộ tiêu chí đã được dự thảo đưa ra, trong đó khung lý thuyết về phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM được điều chỉnh thành 5 nội dung cùng 58 tiêu chí được xác định cụ thể, bao gồm:

Nhóm 1: Nhóm tiêu chí Phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội (19 tiêu chí)

Nhóm 2: Nhóm tiêu chí Quản lý và sở hữu cộng đồng (14 tiêu chí)

Nhóm 3: Nhóm tiêu chí Khuyến khích sự tương tác giữa cộng đồng địa phương với khách du lịch (11 tiêu chí)

Nhóm 4: Nhóm tiêu chí liên quan đến chất lượng về cơ sở hạ tầng, dịch vụ của các hoạt động trong du lịch cộng đồng (9 tiêu chí)

Nhóm 5: Nhóm tiêu chí Bảo tồn và cải thiện môi trường (5 tiêu chí)

 Hội thảo đã được nghe các tham luận, ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan quản lý, theo PGS.TS. Phạm Trung Lương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, ông đánh giá cao nội dung của dự thảo Bộ tiêu chí, tuy nhiên về mặt khoa học, dự thảo cần bổ sung thêm về mục tiêu nhằm nhận diện xác định xem hiện nay bộ tiêu chí đã áp dụng được trên địa bàn nông thôn chưa, đồng thời đánh giá mức độ trên địa bàn gắn với NTM.

Chủ nhiệm đề ti TS. Hồ Trung Thành báo cáo đề dẫn

Về những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng bộ tiêu chí, GS.TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam đã đưa ra 2 vấn đề chính: (1) Có thể vận dụng những tiêu chí của xây dựng NTM để xây dựng tiêu chí phát triển DLCĐ; (2) Khi xây dựng các tiêu chí phát triển DLCĐ cần có sự nghiên cứu điều kiện cụ thể về sự khác biệt để xây dựng tiêu chí cho hợp lý và có tính khả thi.

Ngoài ra, còn nhiều ý kiến nhằm góp ý xây dựng cho Bộ tiêu chí, trong đó đều chỉ rõ bộ tiêu chí này xây dựng nhằm mục đích gì, ý nghĩa khi tác động trực tiếp đến người dân, bộ tiêu chí cần có cách tiếp cận thực tiễn hơn, một số tiêu chí còn mơ hồ cần tìm hiểu kĩ hơn.

Theo ông Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoà Bình, bộ tiêu chí cần xác định mục tiêu, đánh giá xếp hạng các điểm DLCĐ, bổ sung thêm tiêu chí về bảo tồn văn hoá. Ngoài ra, Phó Giám đốc Bùi Xuân Trường đã đưa ra một số đề xuất phát triển DLCĐ như: nên có chính sách về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá; đầu tư hạ tầng; linh hoạt trong cách quản lý; sự tham gia của người dân cần chia sẻ lợi ích hài hoà...

Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục DLQGVN Nguyễn Lê Phúc nhận định các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, cơ quan quản lý đều bám sát vấn đề, đóng góp bổ ích cho đề tài xây dựng bộ tiêu chí. Qua các ý kiến, Phó Cục trưởng Nguyễn Lê Phúc cho rằng nhóm nghiên cứu nên làm gọn lại nội dung để triển khai đồng thời liên kết với các bộ tiêu chí khác, đặc biệt là vấn đề bảo tồn văn hoá trong phát triển DLCĐ. Về những nội dung khác, Phó Cục trưởng Nguyễn Lê Phúc đề nghị ban soạn thảo đề án nghiên cứu tiếp thu để chỉnh sửa, xin ý kiến.

Tạp Chí Du Lịch Điện Tử - Đăng ngày 31/07/2024

Thảo Anh

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đăk Na (Kon Tum) - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.

Kon Tum tổ chức họp báo về Tuần Văn hóa - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.

Chiều ngày 19/11 tại tòa nhà A khu hành chính tỉnh Kon Tum, Ban Tổ chức Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5 và Liên hoan Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ 2, năm 2024 đã tổ chức buổi họp báo để cung cấp thông tin tuyên truyền, quảng bá các sự kiện tại Ngày hội.

Mùa hoa dã quỳ

Tháng Mười Một, hoa dã quỳ ở Tây Nguyên bắt đầu bung hoa khoe sắc vàng rực rỡ. Từng cánh hoa mỏng manh đung đưa trong gió khoe sắc dưới tiết trời se lạnh mới đẹp làm sao.

Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả liên kết, hợp tác phát triển du lịch và khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch tại tỉnh Đắk Lắk