..
Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

“ Thổi hồn cho văn hóa dệt thổ cẩm truyền thống Tây Nguyên ”


Ngày đăng: 31-03-2021

   

Se sợi. (Ảnh: Nguyễn Thế Đức)

Tây Nguyên là vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống từ rất lâu đời. Mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hóa, bản sắc riêng. Trang phục thổ cẩm của người Tây Nguyên là một thành tố góp phần làm nên bản sắc ấy. Và chính sự đa dạng của các sản phẩm làm từ thổ cẩm cũng đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút được rất nhiều du khách trong nước và nước ngoài ưa chuộng.

Cũng như nghề truyền thống đan lát, rèn, làm gốm…, dệt thổ cẩm cũng là 1 trong những nghề thủ công có từ lâu đời của đồng bào các DTTS tại Kon Tum. Nhờ tính cần cù, chịu khó, lại tỉ mỉ, khéo léo của những người phụ nữ đảm đang; thổ cẩm được trao truyền, gìn giữ qua nhiều thế hệ, góp phần làm giàu thêm nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng.

Nếu như đan lát, rèn sắt là nhiệm vụ của người đàn ông thì dệt thổ cẩm là công việc của người phụ nữ để đáp ứng nhu cầu ăn mặc hàng ngày trong gia đình. Để có những tấm vải thổ cẩm đẹp với những đường nét, hoa văn độc đáo là cả một quá trình lao động sáng tạo khá công phu.

Phụ nữ trong gia đình đảm nhận vai trò dệt nên những tấm thổ cẩm (Ảnh: Thái Bana)

Để tạo màu sắc cho sợi chỉ, đồng bào thường dùng các loại củ, lá, quả của cây rừng để ngâm nhuộm. Màu sắc chủ yếu thường là đen, xanh, đỏ, vàng, …trên nền đen chàm. Đường nét, màu sắc hoa văn trên trang phục mang những ý nghĩa khác nhau theo quan niệm của mỗi đồng bào.

Trong những năm gần đây, mặc dù ngành du lịch chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Nghề dệt thổ cẩm vẫn được các bà, các mẹ, các chị dệt nên những tấm thổ cẩm đủ sắc màu và ứng dụng nhiều cho sản xuất: giày dép, túi xách, mũ, balo, ví, hộp bút,vòng tay,…phục vụ nhu cầu của người dân cũng như khách du lịch quốc tế.

Đa dạng sắc màu thổ cẩm truyền thống (Ảnh: Nguyễn Thế Đức).

Các họa tiết thổ cẩm ngày nay được “phủ sóng” rất nhiều trong giới trẻ hiện đại và đặc biệt rất được ưa chuộng. Không khó để chúng ta bắt gặp mọi người diện trang phục thổ cẩm đi trên đường phố, các show thời trang nói về chủ đề thổ cẩm, và cũng có thể là nội thất, bàn ghế, thảm trải hay rèm cửa cũng sử dụng chất liệu, họa tiết thổ cẩm rất độc đáo.

Đây được xem như là tín hiệu đáng mừng cho những giá trị văn hóa truyền thống đang được bảo tồn, lưu giữ. Đến với Kon Tum hôm nay, bạn sẽ đắm chìm trong những cánh rừng đại ngàn nguyên sinh, bao dòng thác bạc trắng xóa, tận hưởng những âm sắc ngân nga của những điệu cồng chiêng, ngất ngây trong ché rượu cần và rồi sẽ chẳng bao giờ quên mua một tấm thổ cẩm độc đáo bao trọn những tinh hoa văn hóa về làm quà cho người thân và gia đình ./.

Lưu giữ nét truyền thống văn hóa (Ảnh: Phạm Huy Đằng)

Một số địa chỉ cửa hàng có sản phẩm dệt truyền thống tại Kon Tum:

  • Thổ cẩm Y Thoai: 55 Bắc Kạn, phường Thắng Lợi- Kon Tum.SDT: 0964.920.376
  • Shop Làng Xanh: 637 Nguyễn Huệ, Phường Quyết Thắng-Kon Tum.SDT: 0935.159.228
  • Thổ cẩm Y Dương: 02 Huỳnh Đăng Thơ- Làng Pleidon- phường Quang Trung - Kon Tum. SDT: 0935.735.565
  • Thổ cẩm KaThy: Thôn Kon Tum Kơ Nâm – phường Thống Nhất – Kon Tum. SDT: 0982.877.071

Thiên Trang  

 

 

VĂN HÓA LIÊN QUAN

Chùm ảnh: “Giữ hồn” nhà rông truyền thống

Đối với cộng đồng người Gié-Triêng lại làng Đăk Wâk (thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei), nhà rông được xem như “linh hồn” và “trái tim” của làng.

Chùm ảnh: Ấn tượng Lễ Kra cơ maar của người Xơ Đăng

Lễ Kra cơ maar (Cầu an) của người Xơ Đăng (nhánh Hà Lăng) ở làng Rờ Kơi (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy) được tổ chức để cầu xin thần linh (Yàng) mang lại may mắn, khỏe mạnh, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu; đồng thời xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo, tai họa ra khỏi làng. Đây là dịp các thành viên trong cộng đồng đoàn tụ, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, xóa bỏ hiềm khích, góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng.

Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của bà con về một mùa vụ bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Chùm ảnh: Độc đáo Lễ hội Cha Kchiah

Cha Kchiah (còn gọi là Lễ hội ăn than) là một trong những lễ hội truyền thống rất đặc sắc của người Giẻ - Triêng. Cha Kchiah được cộng đồng làng tổ chức ăn mừng sau mùa thu hoạch, để tạ ơn thần và cũng là dịp chuẩn bị các dụng cụ lao động sản xuất để bước vào vụ mùa sản xuất mới.