Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Chùm ảnh: Độc đáo Lễ hội Cha Kchiah


Ngày đăng: 15-08-2023

Cha Kchiah (còn gọi là Lễ hội ăn than) là một trong những lễ hội truyền thống rất đặc sắc của người Giẻ - Triêng. Cha Kchiah được cộng đồng làng tổ chức ăn mừng sau mùa thu hoạch, để tạ ơn thần và cũng là dịp chuẩn bị các dụng cụ lao động sản xuất để bước vào vụ mùa sản xuất mới.

Để chuẩn bị Lễ hội Cha Kchiah cổ truyền, Hội đồng già làng chọn ra 7 người đàn ông lao động sản xuất giỏi để lên rừng đốt than.

Trên rừng, mọi người phải thực hiện các nghi lễ khấn xin thần linh, đội mũ làm từ cây Long Kliă Klao. Họ lựa những cây Kchiah chắc nhất để có than tốt, mang về cho dân làng rèn cái cuốc, cây rựa chuẩn bị cho một vụ mùa rẫy mới.

Trong thời gian những người được chọn đi lên rừng đốt than, dân làng bắt tay vào sửa sang nhà rông, làm nhà rèn, lên rừng hái rau, bắt thú để phục vụ Lễ hội Cha Kchiah.

Khi than đã về, dân làng nổi cồng chiêng ngân vang. Già làng làm lễ đưa than vào nhà rèn, và chỉ rèn tượng trưng một nông cụ để xin thần linh cho dân làng có cái cuốc, con dao thật bền, sắc bén.

Chủ rèn lấy lá non của cây đót nhai nát, trộn với bột cua đá nướng chín, giã nhuyễn và thêm nước, khuấy đều bôi lên cây sắt trước khi đưa chúng vào lò rèn. Theo kinh nghiệm truyền thống, rèn bằng cách này, nông cụ sẽ không bị cong vênh, nứt mẻ mà rất bền sắc.

Khi việc rèn công cụ lao động sản xuất kết thúc, dân làng tiếp tục nghi thức cõng những người đi lấy than lên nhà rông và đặt ngồi tại một góc nhà để ăn gạo thiêng

Sau đó dân làng tập trung lên nhà rông để làm nghi thức cho những người đi lấy than, rồi cùng nhau chung vui tiệc rượu.

Kết thúc nghi lễ dân làng đánh chiêng, trống, múa xoang dưới mái nhà rông.

Họ mời nhau uống rượu cần, ăn thịt chuột, cá suối, và cùng nhau chúc mừng, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất.

Ngọc Mạnh

Nguồn: Báo Kon Tum. Đăng ngày 09/08/2023

 

VĂN HÓA LIÊN QUAN

Văn hóa ẩm thực của đồng bào DTTS tại chỗ

Trong 7 DTTS tại chỗ, mỗi dân tộc đều có phương thức chế biến các món ăn khác nhau. Tuy nhiên, có điểm chung là đồng bào DTTS tại chỗ của tỉnh thường sử dụng các vật dụng như ống tre, nứa, xoong, nồi, chảo, lá chuối, bếp than củi để tạo ra món ăn dân dã, độc đáo, giàu bản sắc.

Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na

Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo của người Ba Na.

Đặc sắc lễ mừng nước giọt ở Kon Trang Long Loi

Cũng giống nhiều DTTS khác ở Kon Tum, người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà có tập tục lấy nước sinh hoạt ở những mạch nước ngầm chảy ra từ khe núi vừa trong và sạch. Bà con chặt cây lồ ô, đục thông các mắt rồi cắm vào mạch nước để dẫn nước ra chỗ thuận tiện lấy nước. Điểm lấy nước gọi là nước giọt (đăk klang). Lễ mừng nước giọt được dân làng long trọng tổ chức hằng năm.

Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng

Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.