Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Nhà Rông của người Ba Na (BaHnar) ở Kon Tum


Ngày đăng: 24-02-2022

Nhà Rông là loại kiến trúc đặc trưng của người Tây Nguyên. Thông thường mỗi buôn làng sẽ có một nhà Rông riêng, được ví là “trái tim” của  buôn làng, đây là nơi tụ họp, sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các nghi lễ quan trọng của làng. Ngày nay nhà Rông cũng trở thành điểm thu hút du khách đến tham quan, du lịch.

Đặc điểm ấn tượng của nhà Rông là mái cao, nhọn xuôi dốc hình lưỡi rìu vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ, có những ngôi nhà cao đến 18m.

Những người đàn ông đang hoàn thiện công trình

Nhà Rông là một công trình có kiến trúc vững chãi, được xây dựng từ những vật liệu thiên nhiên như: gỗ, tre, cỏ tranh, lồ ô, sợi mây. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên lại có nét kiến trúc và trang trí hoa văn khác nhau, nhìn vào ta có thể phân biệt được nhà Rông của dân tộc nào.

Để xây dựng và giữ gìn được ngôi nhà Rông cần sự chung sức, chung lòng của cả buôn làng. Thông thường sau khi xây dựng xong khoảng 7 đến 10 năm, người dân sẽ tiến hành thay mái tranh cũ bằng tranh mới.

Một du khách Pháp bén duyên cùng cô gái Ba Na, trở thành con của làng

Sau khi hoàn thành, dân làng sẽ thực hiện nghi lễ cúng “Mừng nhà rông mới”. Trong lễ “Mừng nhà rông mới” này “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” mà UNESCO công nhận lại hiện lên một cách rõ nét sinh động!

Tấm phên lớn phủ mái nhà Rông

Một nhà rông mới uy nghi sừng sững cao vút giữa mây trời, ngôi làng Kon Kơ Tu xã Đăk R’Va thành phố Kon Tum, bên dòng Đak Bla hiền hòa chảy ngược lại rộn ràng trong tiếng cồng tiếng chiêng ăn mừng nhà rông mới.

Lễ vật là một con trâu đực béo (K’pô bek); một con heo hết lớn (Nhung bek) cùng hơn 150 ghè rượu cần và rau ừng.

   “Trong vô số bài cồng chiêng của ngươì  Ba Na thì “Joar– được xem là bài cồng chiêng linh thiêng, là tiếng nói của đồng bào dâng lên các Yang, thông qua bài chiêng này các lễ vật dùng trong cúng Yang “Mừng nhà rông mới” như được hoá kiếp, kết thúc bài Joar, vật cúng –đặc biệt là con trâu trở thành lễ vật linh thiêng dâng, tế lên các Yang (thần linh). Đầu trâu sẽ được đặt tại một nơi cao và trang trọng nhất trong nhà Rông. Trâu càng to, sừng càng dài thể hiện sự giàu có, tấm lòng chân thành của dân làng cúng dâng để tỏ lòng thành đối với các Yang, Ông bà tổ tiên” Tâm Siu chia sẻ.